You are currently viewing 5 cách giúp trẻ làm chủ bản thân

5 cách giúp trẻ làm chủ bản thân

Có thể trong cuộc sống, chứng kiến phản ứng thái quá của con nhiều bậc phụ huynh đã phải thốt lên câu hỏi rằng: “làm sao để dạy trẻ cách kiểm soát bản thân mình?” Bài viết sẽ chia sẻ đến bậc cha mẹ phương pháp dạy con kỹ năng kiềm chế cảm xúc, làm chủ chính mình.

Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc

Điều đầu tiên bố mẹ cần trang bị cho con là các kiến thức về các trạng thái cảm xúc khác nhau như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Từ đó bố mẹ dạy con cách ứng xử với từng tình huống, từng cung bậc cảm xúc, biết cách điều tiết khi những cảm xúc này thể hiện thái quá. Tự kiểm soát có thể được phát triển thông qua rèn luyện, vậy nên những đứa trẻ được trao nhiều cơ hội tự quyết định hơn sẽ có được lợi thế hơn. Khả năng tự kiểm soát khác nhau ở từng đứa trẻ, nhưng con đường hoàn thiện kỹ năng tự kiểm soát thì lại rất đơn giản: Càng luyện tập tự kiểm soát, chúng ta càng tự kiểm soát tốt hơn. Điều này có nghĩa rằng việc bị so sánh với những người làm tốt hơn (kiểu con nhà người ta), hoặc nhắc lại những thất bại trong những nhiệm vụ quá khó có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy tự ti hoặc không muốn cố gắng thêm nữa. Một điều quan trọng cần lưu ý rằng kiểu luyện tập này không phải là học cách tuân theo những quy tắc để làm vừa lòng người khác hay để khỏi bị phạt. Tự kiểm soát suy cho cùng là học cách kiểm soát ham muốn bản thân để đạt được mục tiêu.

Cảm xúc thật của trẻ: Mẹ phải làm gì để trẻ tự bộc lộ?

Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận

Khả năng chịu đựng kém có thể gây ra những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ khả năng biết kìm chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ hít thở thật sâu, đi bộ xung quanh nhà… để giải toả giận dữ, thậm chí có thể tạo ra một số công cụ giúp trẻ thư giãn. Điều này dạy cho con của bạn thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ theo những cách lành mạnh, không gây tổn thương. Giúp con lắng dịu. Một số trẻ bình tĩnh bình tĩnh hơn khi bé có thể ở một nơi an toàn, yên tĩnh. Đây không phải là trừng phạt. Đó chỉ là giúp trẻ học cách xoa dịu bản thân và lấy lại sự kiểm soát. Khi con của bạn lấy lại được trạng thái bình thường, hãy nói cho con biết rõ con đã làm rất rất tốt trong việc kiểm soát cảm xúc của mình, thông qua sự bình tĩnh của con. Có thể bạn muốn xem Dạy trẻ cách đối phó với những cơn tức giận

Mẹo nhỏ giúp ba mẹ kiểm soát cơn nóng giận với con

Cha mẹ làm gương cho con

Thật dễ hiểu rằng một đứa trẻ có thể sao chép lại hoàn toàn lối sống của chính cha mẹ chúng. Người xưa cũng có câu: “con nhà công không giống lông thì cũng giống cánh” để nói về điều này.Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm soát cảm xúc của mình, thay vì chống lại “cơn giận dữ” như hét lên, cáu giận… cha mẹ nên dành thời gian để tự làm mình bình tĩnh lại. Bởi trẻ sẽ học được từ chính cha mẹ. Khi chúng ta hét lên, trẻ cũng sẽ học cách hét lên. Khi chúng ta nói chuyện bằng giọng tôn trọng thì chúng cũng học cách nói tôn trọng.Bất cứ khi nào, cha mẹ đều làm tấm gương trước các con để tự ngăn bản thân khỏi những hành động khi tức giận như thế nào, con bạn sẽ học được nguyên tắc cảm xúc đó.

Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận

Thi thoảng những đứa trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng. Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.

Khuyến khích trẻ đọc sách

Dạy trẻ hình thành thói quen đọc sách

Cha mẹ tạo cho trẻ thói quen đọc sách, những cuốn sách có chủ đề tương tự về kiểm soát cảm xúc bản thân, làm chủ chính mình.Đọc sách cung cấp kiến thức giúp trẻ tự trau dồi bản thân. Chính cốt truyện, những hành động của nhân vật… trong sách sẽ khiến trẻ ghi nhớ và có cách xử lý khi gặp tình huống tương tự.

♚⭐ Trung tâm Phát triển Kỹ năng Trẻ KidsCre8tive
Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
Hoàn thiện Nhân Cách – Phát triển Tư Duy
221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận
M: 0886002680 – 0886002860
E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org
F: Trung Tâm Phát Triển Kỹ Năng Trẻ KidsCre8tive
W: https://kidscre8tive.edu.vn
#KidsCre8tive
#Kids_Sáng_Tạo
#Play_Chess
#Học_Cờ_Vua_Online

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

This Post Has One Comment

Trả lời