Các bạn nhỏ nên bắt đầu học cờ tướng như thế nào? Cờ Tướng cơ bản nên học những nội dung gì ?

Các bạn nhỏ nên bắt đầu học cờ tướng như thế nào? Cờ Tướng cơ bản nên học những nội dung gì ?

Đối với chơi cờ tướng, thông thường người ta chia ra làm 3 giai đoạn chính: Khai cuộc, Trung cuộc và tàn cuộc.

Vậy với Trẻ em mới bắt đầu tiếp cận với cờ tướng thì nên học và tiếp cận cờ tướng ra sao cho hiệu quả ?

Với kinh nghiệm và chia sẻ của nhiều giáo viên cờ tướng, HLV cờ tướng uy tín và kinh nghiệm trong việc đào tạo ra được nhiều kỳ thủ thành công, có thành tích trên trường quốc tế thì giai đoạn mới bắt đầu tiếp cận với cờ tướng, các bạn nhỏ nên tìm hiểu và học cả 3 giai đoạn, khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc, tuy nhiên cần học những nội dung gì chính yếu trong 3 nội dung này và tỷ lệ ra sao ?

Chúng ta nên cho các bạn nhỏ tiếp cận với cờ tướng càng nhiều càng tốt, trung bình 30-60 phút/ ngày.

Tỷ lệ tiếp cận nên 70% cho cờ tàn, 20% cho trung cuộc và còn lại thì chỉ nên nắm những kiến thức tổng quát và nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc (10%).

Vì sao nên học cờ tàn trước trong vòng từ 3-6 tháng sau khi đã biết cờ tướng cơ bản như nước đi của quân, vai trò của quân, giá trị của quân và các đòn chiến thuật phòng thủ, tấn công cơ bản. Cờ tàn trong cờ tướng giúp các bạn nhỏ suy nghĩ logic và đòi hỏi tìm ra những nước đi chính xác, cũng như sự suy luận và tính toán nước đi sâu hơn, trong giai đoạn giải bài tập về cờ tàn thì cần làm quen với những hình cờ phổ biến, hay gặp nhất trong quá trình chơi cờ tướng. Với những hình cờ và nguyên tắc cơ bản trong cờ tàn, các bạn nhỏ sẽ dễ nhận biết và có thể phối hợp các quân cờ để chiếu hết trong vòng 1-4 nước. Tiếp cận theo phương pháp ngược, từ dễ tới khó, từ những hình đơn giản chiếu hết trong 1 nước rồi đặt quân cờ ở vị trí tương tự để chiếu hết trong 2 nước, 3 và 4 nước, với sự thẩm thấu hình cờ từ đơn giản tới phúc tạp.

Vậy cờ tàn trong cờ tướng có thể tự học và tìm hiểu được không và tìm hiểu ở đâu, qua những sách nào ? Có rất nhiều sách về cờ tàn, từ điển về cờ tàn được nhiều học giả biên soạn, chúng ta chỉ cần google search với từ khóa “ Cờ tàn cơ bản trong cờ tướng” hay “cờ tướng + cờ tàn” thì chúng ta sẽ tìm ra rất nhiều sách liên quan. Một vài cuốn sách được nhiều tác giả giới thiệu như “Basic Xiangqi Checkmate Methods”, “Cờ tàn thực chiến”, Công sát với Pháo Mã Tốt”, Công sát với “Xe Pháo Tốt”, “4000 bài tập cờ tướng tàn cuộc” và nhiều tài liệu khác.

Sát cục, sát pháp, cờ tàn trong cờ tướng sẽ giúp các bạn nhỏ suy nghĩ chính xác hơn, hạn chế bớt nhưng gì mang tính đúng hoặc chưa đúng ngay trong giai đoạn ban đầu. Bên cạnh đó, rất nhiều website cung cấp các hình cờ và bài tập cờ tàn cơ bản trong cờ tướng.

Sai lầm của các bạn nhỏ khi học cờ tướng ?

Rất nhiều Phụ huynh biết chơi cờ tướng hay tự mua sách về cho Con đọc, và lại không tiếp cận cờ tướng như thế nào là đúng cách mà chọn cho Con những quyển sách về cờ tướng hay và bản thân mình nghĩ là phù hợp và mua về cho Con đọc, nhưng những tài liệu này lại chưa phù hợp với Con mình trong giai đoạn chơi cờ tướng cơ bản lúc ban đầu. Ví dụ ngay từ đầu, khi các bạn chưa chơi tốt, nhưng lại cho Con đọc sách về khai cuộc, trung cuộc. Đây là điều sai lầm cần tránh để các Con có thể tiếp cận cờ tướng và học chơi cờ tướng đúng đắn hơn.

Vậy nếu các Bé tự học ở nhà với sự hướng dẫn của Phụ Huynh thì nên cho con học cờ tàn cơ bản trước, sau đó hãy cho các bạn nhỏ tiếp cận với việc giải bài tập các đòn phối hợp trong cờ tướng, nhằm gia tăng khả năng tính toán của các bạn nhỏ, sau khi các bạn đã chơi cờ tướng liên tục trong khoảng 1 năm, hãy nên cho các bạn tiếp cận với khai cuộc khi đã có lượng kiến thức nhất định về cờ tướng, biết tấn công ở đâu, phòng thủ như thế nào, và biết phân tích vị trí các quân cờ ra sao để có kế hoạch tấn công, phòng thủ hiệu quả, khi đó hãy cho Con đọc tới những cuốn sách hay về khai cuộc và phân tích trung cuộc. Việc hiểu thấu đáo từng nước đi trong khai cuộc, ý nghĩa của nó ra sao, và tận dụng sai lầm thế nào để chiếm ưu thế ngay từ giai đoạn khai cuộc chỉ phù hợp với những bạn nhỏ đã có những kiến thức nhất định về cờ tướng.

Cờ tàn trong giai đoạn ban đầu sẽ kích thích các bạn nhỏ hình thành tư duy và suy luận với những lời giản mang tính chính xác, duy nhất. Điều này sẽ giúp hình thành tư duy đúng đắn ngay từ đâu. Còn việc linh hoạt và vận dụng vào ván cờ ở những trình độ khác nhau ra sao, sẽ đòi hỏi ở việc suy nghĩ, lên kế hoạch chi tiết và tính toán cụ thể trong trung cuộc. Khi mà việc xác định điểm yếu, hình thành thế tận tấn công, cũng như phối hợp, điều chuyển quân sao cho hợp lý, với những mục tiêu cụ thể.

Vậy một bạn nhỏ sẽ chơi cờ trong thời gian bao lâu thì nên học chuyên sâu về khai cuộc ?

Thông thường các bạn nhỏ nên trải qua giai đoạn cơ bản ban đầu với lớp cờ tướng cấp độ Tốt trong thời gian từ 4-6 tháng, nhằm vận dụng nhuần nhuyễn những nước cờ cơ bản, di chuyển quân có mục đích, hoàn thiện và tính toán đòn phối hợp bắt quân trong vòng 4-6 tháng tiếp theo, để có thể hiểu rõ từng vị trí của quân cờ, và vai trò của quân cờ ra sao, sử dung chúng như thế nào cho hiệu quả, tới việc phối hợp quân cờ với nhau để thực hiện những cuộc tấn công vũ bão vào thành của đối phương, cũng như linh hoạt trong việc điều quân tấn công ở cánh, hay trực diện trung tâm.

Sau khoảng 1 năm liên tục học cờ, với khoảng thời gian từ 80-100 giờ học trực tiếp và 60 giờ tự học, các bạn nhỏ có thể bắt đầu tiếp cận với những khai cuộc chuyên sâu.

Vậy học khai cuộc cờ tướng để làm gì, và mục tiêu của từng khai cuộc trong cờ tướng có ý nghĩa ra sao? Tiếp cận khai cuộc cờ tướng như thế nào cho đúng cách ?

Khai đoạn khai cuộc trong cờ tướng là giai đoạn mà hai bên hình thành thế trận, bố trí, sắp xếp quân ở những vị trí quan trọng trên bàn cờ.

Tùy vào kiểu khai cuộc, loại khai cuộc mà bên tiên (bên đi trước) sẽ  điều chuyển quân ra sao, tấn công trực diện Tốt đầu, hay khai cuộc theo hướng mở cờ cho Tốt và Mã, hay Pháo đầu ?

Vậy việc học khai cuộc cần phải lưu ý về kế hoạch của từng khai cuộc, vị trí quân của từng khai cuộc ra sao, cũng như uy điểm gì của loại khai cuộc đó, ý nghĩa sau từng nước đi trong khai cuộc là gì, và kế hoạch chơi tiếp theo là nhằm vào mục tiêu nào, và cần làm gì với các quân cờ và chiếm giữ những vị trí ra sao? Làm gì thì làm, trong khai cuộc nhất thiết phải phát triển đều cả 2 bên, cũng như quân Xe cần mau chóng đưa vào trận chiến. Hạn chế những nước đi không có mục đích, làm chậm khả năng phát triển quân và đưa quân vào trận chiến. Sĩ và Tượng cân nhắc khi nào nên di chuyển để bảo vệ cho Tướng, nhằm tránh việc cản trở Xe chạy ngang trục lộ chính. Mã và Pháo nên chiếm giữ những vị trí quan trọng, thuận lợi trong tấn công, phòng thủ, linh hoạt, kiểm soát, phòng thủ, phối hợp và có khả năng bảo vệ lẩn nhau. Tránh di chuyển 1 quân cờ quá nhiều lần mà không đạt được những ưu thế nhất định.

Sau khoảng từ 8-14 nước đi trong giai đoạn khai cuộc, phát triển đều hai cánh, 2 Xe chiếm giữ những trục và lộ quan trọng. Pháo và Mã đã hình thành thế trận phòng thủ, bảo vệ và chuẩn bị tấn công, Tướng đã được an toàn, thì là lúc bắt đầu tới giai đoạn lên kế hoạch tấn công trong trung cuộc. Hết giai đoạn khai cuộc thì bên Tiên cố gắng nhiều nhất có thể để tạo được những ưu thế nhất định, trong khi đó bên đi Hậu (bên đi sau) cố gắng để cân bằng thế trận, chuẩn bị khả năng phòng thủ chắc chắn, với những vị trí quân chiếm giữ linh hoạt, và có sự phối hợp mật thiết với nhau, để sẵn sàng phản công khi có thể.

Trung cuộc là giai đoạn mà 2 bên đã chuẩn bị tiếp giáp và chiến đấu với nhau. Giai đoạn trung cuộc  chính là khả năng quan sát, xác định điểm yếu, lên kế hoạch phối hợp và tấn công. Thông qua các đòn chiến thuật đã được tìm hiểu như đòn BẮT ĐÔI, đòn GHIM, THU HÚT, HI SINH QUÂN, ĐÁNH LẠC HƯỚNG, tấn công vào ĐIỂM YẾU nhằm xác định những vị trí chiến lược để phối hợp quân tấn công. Cũng giống như trong cờ vua, việc xác định ĐIỂM YẾU trong cờ tướng cũng vô cùng quan trọng, qua đó giúp cho các bạn nhỏ biết được cần phải làm gì khi tấn công vào các điểm yếu đó. Ví dụ có thể gia tăng thêm quân để tấn công vào điểm yếu, có thể  HI SINH QUÂN nhằm tạo ra những lợi thế nhất định để chiếu hết, hoặc có thể TRAO ĐỔI QUÂN để mang lại ưu thế về vị trí, về ra quân, hay tạo ra vị trí đứng của quân sau khi trao đổi tốt hơn, hay trao đổi những quân ở vị trí xấu để tạo ra những quân có vị trí tốt hơn.

Vậy các bạn nhỏ có thể tham khảo và tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung gì trong giai đoạn học cờ tướng trung cuộc, cần xem việc TRAO ĐỔI QUÂN có mang lại lợi thế cho mình hay không bên cạnh việc áp dụng các đòn CHIẾN THUẬT thông dụng ở trên.

Trong Trung cuộc thì cần phân tích hình cờ và có kế hoạch chơi phù hợp:

  • Vị trí và thế đứng của từng quân cờ đang nằm ở đâu, có thoáng không, có dễ tấn công, có dễ phòng thủ, có bảo vệ và hỗ trợ liên kết với các quân cờ khác không, khả năng di chuyển công thủ ra sao ?
  • Tướng có an toàn không, có đang bị tấn công không, có được bảo vệ không ?
  • Khả năng phối hợp tấn công giữa các quân ra sao ? Có tạo thành trận chiến và kết thúc được ván cờ không, hay phối hợp quân có tạo ra được lợi thế gì không
  • ĐIỂM YẾU nhất trên bàn cờ của đối thủ là ở đâu, làm sao để tấn công vào đó . Làm sao để phối hợp quân và khai thác điểm yếu đó.

Những sách cờ tướng trung cuộc hay có thể tham khảo và tìm hiểu trong giai đoạn Trung cuộc bao gồm; 48 bài giảng Tượng Kỳ Kỳ Lý Tam Bộ Khúc, Tượng kỳ 30 ngày huấn luyện thực chiến, Tinh tuyển Trung cuộc, Tượng Kỳ Chiến Thuật đại toàn, Tượng Kỳ Đặc Cấp Đại Sư Giảng Bố Cục, 48 bài giảng chiến thuật trong trung cuộc

Làm sao để học khai cuộc và nghiên cứu khai cuộc cờ tướng cho đúng ?

Khai cuộc trong cờ tướng là giai đoạn đầu của ván cờ, trong giai đoạn này, 2 bên đều cố gắng triển khai lực lượng và mau chóng đưa quân vào trận chiến càng nhanh càng tốt. Nếu việc nghiên cứu và tìm hiểu khai cuộc không tốt sẽ dẫn tới việc học thuộc lòng và không hiểu rõ ý nghĩa của từng nước đi. Nhưng dù nghiên cứu kỹ về khai cuộc tới đâu thì những nguyên tắc cơ bản về khai cuộc vẫn phải nắm vững như Mau chóng đưa Xe và trận chiến, không đi 1 quân quá nhiều lần, mau chóng phát triển cân bằng cả 2 cánh và đưa Mã, Pháo vào chiếm giữ những vị trí quan trọng, có khả năng liên kết giữa các quân để phòng thủ, bảo vệ, và tấn công. Nhiệm vụ của bên Đen là làm sao cân bằng được ván cờ sau khai cuộc (từ khoảng 8-14 nước đi đầu tiên).

Các khai cuộc phổ biến cho bên đi Tiên (bên đi trước) như Pháo đầu, Tiên Nhân chỉ Lộ, Bình Phong mã, Thuận Pháo, Nghịch Pháo, Quy Bối Pháo, Uyên Ương Pháo

Một số cuốn sách khai cuộc hay nên tìm hiểu, bên cạnh hệ thống cơ sở dữ liệu có sẵn từ Intenet và database từ các trang web nổi tiếng của Trung Quốc và Việt Nam như 01xq.com, http://chessdb.cn/

Cờ tướng KidsCre8tive

221 Thích Quảng Đức, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

HOTLINE: 0886002680

#Cotuong #Xiangqi #Khaicuoc #Trungcuoc #Tancuoc

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

admin

KidsCre8tive cung cấp các khóa học phát triển kỹ năng toàn diện, giúp trẻ phát triển về tư duy và kỹ năng sáng tạo, thông qua các môn học như Cờ vua, Cờ tướng, Rubik, Vẽ, Piano và Robotics.

Trả lời