You are currently viewing Lễ Vu Lan – Rằm tháng 7 – Ngày của lòng biết ơn!

Lễ Vu Lan – Rằm tháng 7 – Ngày của lòng biết ơn!

  • Post author:
  • Post published:22/08/2021
  • Post last modified:23/08/2021
  • Post category:Chào mừng
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:12 mins read

? Rằm tháng 7 – Lễ Vu Lan là một trong những ngày đặc biệt trong các dịp Lễ của người Việt. Đây là ngày lễ với mục đích giáo dục mọi người về lòng biết hơn, hiếu thảo với đấng sinh thành, để con cháu thể hiện lòng biết ơn, tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ và mọi người. Chúng ta cùng tìm hiểu về ngày lễ này nhé.


?Rằm tháng 7 – ngày của lòng biết ơn?


Bắt nguồn từ Trung Quốc thời hậu Đông Hán, sau lan rộng đến những nước khác ở châu Á với những tên gọi khác nhau (Ở Trung Quốc gọi ngày cúng Cô hồn là Tiết Trung Nguyên, người Việt đọc thành “Tết Trung Nguyên”), Ngày Rằm tháng bảy là lễ cúng tổ tiên, bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”). Vào ngày đầu tháng 7, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, hoặc không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để nhận sự cúng tế và nhận đồ cúng của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.

?Do đó, nhằm tránh bị quấy phá của những đối tượng này, người trần gian sẽ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn, kèm với việc ném gạo, muối tứ hướng nhằm phân phát cho các hồn ma và lễ này thường được tổ chức vào chiều hoặc tối do tin rằng hồn ma sẽ thoát khỏi địa ngục lúc mặt trời lặn. Vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng và địa ngục, cõi người sống mở cửa và các Đạo giáo thường thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố. Tuy nhiên tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng 7 thường được làm vào ban ngày và xem đây là ngày “Xá tội vong nhân, việc cúng đơn giản hơn và xem đây là ngày “cúng thí thực” (tặng thức ăn) cho những vong linh không có người thân quan tâm.


Vì vậy, vào tháng 7 âm lịch, dân gian còn hay gọi là “tháng cô hồn”, với những điều không may mắn và thường kiêng kị trong tháng này đặc biệt là trong kinh doanh, tuy nhiên, nhiều người lại tận dụng cơ hội này để chuẩn bị cho 1 chu kỳ mới của năm và tết Nguyên Đán.
Rằm tháng 7 (hay còn có tên gọi khác là lễ Vu Lan) còn là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm.

✨Nguồn gốc của lễ Vu Lan


Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7 bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là một người sống rất xa hoa, phung phí và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất, ngược lại, Mục Kiền Liên – con trai bà tính tình hiền lành, chịu khó. Vì vậy, tất cả mọi người xung quanh và quen biết đều rất yêu mến, khen ngợi cậu hết lời.


Mục Kiền Liên xuất gia và là đệ tử của Phật Thích Ca. Khi có được phép thuật, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn để tìm mẹ (Bà Thanh Đề) của mình khắp nơi trong trời đất, cuối cùng cậu đã thấy mẹ nơi đại địa ngục.
Mục Kiền Liên trông thấy mẹ với hình dạng xấu xí, tóc tai rối bù, thân hình gày gò, ốm yếu. đói khát, úp mặt xuống đất không thể ngưỡng nổi đầu lên. Mục Kiền Lên đau xót vô cùng, ôm mẹ bật khóc rồi dâng cho mẹ một bát cơm ăn cho đỡ đói. Nhưng Mẹ của Kiều Liên không thể ăn được, dù tìm đủ cách giúp Mẹ. Mục Kiền Liên đã bất lực và phải tìm sự trợ giúp từ Đức Thế Tôn.


Đức Phật nói nếu Mục Kiều Liên muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp đọa đày thì ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, Kiều Liên hãy nhờ các nhà sư và mọi người cùng làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ.
Kề từ đó, ngày 15 tháng 7 (tức Rằm tháng Bảy) trở thành ngày tri ân, báo hiếu theo tương truyền trong Phật giáo.


✨Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan


Lễ Vu Lan là ngày để tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi chúng ta. Vu Lan là “báo hiếu”, không chỉ dừng lại là báo hiếu đối với bố mẹ ở kiếp này mà còn là đối với tổ tiên ở nhiều kiếp trước.
Theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đây là dịp để mỗi chúng ta có thể tỏ lòng thành kính, hiếu thảo và biết ơn đối với công sinh thành, nuôi dưỡng với cá
c bậc cha mẹ.
Không chỉ vậy, ngày Lễ Vu Lan còn nhắn nhở mọi người về lòng biết ơn bao la, biết ơn những người tốt với mình, biết ơn cả những người đã giúp đỡ mình, biết ơn đến cả những người xung quanh, biết ơn về những gì mình đã và đang có.

?? Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive ??

Hoàn thiện Nhân cách – Phát triển Tư duy

!221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận

M: 0886002680 – 0886002860

E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org

F: Trung Tâm Phát Triển Kỹ Năng Trẻ KidsCre8tive

W: https://kidscre8tive.edu.vn/

#KidsCre8tive

#Kids_Sáng_Tạo

#Play_Chess

#Học_Cờ_Vua_Online

#Dạy_Cờ_Vua_Online

#Cờ_vua_học_đường

#Cờ_vua_phong_trào

#Lễ_Vu_Lan

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

admin

KidsCre8tive cung cấp các khóa học phát triển kỹ năng toàn diện, giúp trẻ phát triển về tư duy và kỹ năng sáng tạo, thông qua các môn học như Cờ vua, Cờ tướng, Rubik, Vẽ, Piano và Robotics.

Trả lời