Đúng nơi – Đúng chỗ

ĐÚNG NƠI – ĐÚNG CHỖ

““Những đứa trẻ thụ động” quen với việc mọi thứ đều có người nghĩ hộ. Ở nhà thì làm theo mệnh lệnh của cha mẹ từ những việc nhỏ nhất: “Con ăn đi!” “Con đi học đi!” “Con đi tắm đi!” “Con cầm như thế này này!” “Con mang giày chưa?” “Mặc quần áo vào nào…” Đến trường thì giáo viên cũng nhắc: “Con ngồi vào chỗ.” “Con cất giày, ba lô đi.” “Con chơi cái này này.” Thay vì chờ đợi để trẻ tự nghĩ ra điều mình nên làm, người lớn nhắc cụ thể từng việc, thành ra đứa trẻ mất đi cơ hội được tự suy nghĩ, phán đoán và hành động.”

Một mẩu chuyện tôi lượm lặt được qua mạng, và thoáng buồn nổi lên khi cảm nhận xung quanh cuộc sống của bản thân mình, những đứa trẻ nhất mực làm theo lời cha mẹ như trên lại thường được mặc định xem là những đứa trẻ ngoan, vâng lời bố mẹ, và là “con nhà người ta” trong mắt phụ huynh khác. Những đứa trẻ thiếu sự chủ động rất có thể mất đi nhiều cơ hội để phát triển bản thân cũng như các kỹ năng mềm từ nhỏ, bị ép và ảnh hưởng từ trong tư tưởng làm theo người khác, mà không có bất kỳ sự phản kháng hay những ý kiến gì theo quan điểm riêng của cá nhân mình, từ từ hình thành sự bị động, và mất khả năng sáng tạo, tại thời điểm đầu đời khi mà các con nên được định hướng để phát triển tối ưu nhất. Vậy làm thế nào để phát huy được sự chủ động ở con trẻ? Và làm thế nào để giáo dục con trẻ đức tính đấy thông qua việc học chơi cờ vua? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Trong cờ vua cũng có một quân cờ làm tôi liên tưởng: Quân Tượng. Bài viết này, là tiếp nối từ bài viết phía trước. Tôi muốn cùng các bạn nói lên những suy nghĩ của mình về quân Tượng – quân cờ mà tôi tin rằng phản ánh rõ nét nhất giá trị của sự chủ động, cũng như làm thế nào phát triển tính cách chủ động ở mỗi đứa trẻ thông qua việc chơi tốt quân Tượng trên bàn cờ.

PHẦN 2: TƯỢNG (BISHOPs)

Biểu tượng cho sự chủ động

  1.       Sức mạnh của quân Tượng khi đặt vào đúng vị trí:

Ở phần trước, chúng ta đã bàn về quân Mã. Khi đặt quân Mã vào đúng vị trí – các “ô tiền đô”, quân Mã phát huy được phần lớn sức mạnh của mình trong thế cờ. Vậy với quân Tượng, chúng ta nên đặt vào đâu?

Tôi tin rằng câu trả lời nằm ở các “đường chéo MỞ.”

  1.       Làm thế nào để tìm được “đường chéo mở” cho Tượng:

Một lần nữa, tương tự với quân Mã, chúng ta lại nhìn vào cấu trúc tốt (PAWN STRUCTURE).

Và vì vậy, để hạn chế sức mạnh của Tượng đối phương: xây dựng cấu trúc tốt phù hợp.

  1.       Áp dụng thực tiễn:

Ví dụ 1: Hãy bắt đầu mọi thứ bằng điểm mấu chốt nhất, quan trọng nhất.

Sức mạnh của quân Tượng liên quan đến cấu trúc Tốt.

Khi bắt đầu suy nghĩ một thế cờ, một trong những điều chúng ta cần suy xét là điểm yếu của đối thủ, tức là quân hay vị trí của đối thủ mà chúng ta có thể khai thác. Trong hình cờ này, chúng ta sẽ chỉ ra sự liên hệ mật thiết giữa Tượng và cấu trúc Tốt.

Tượng Trắng đang đe dọa tấn công vào tốt a5, cũng như tốt c5. Đây là 2 mắc xích yếu nhất trong cấu trúc tốt của quân đen. Hệ quả của việc mất đi tốt c5 sẽ làm cho cả cấu trúc tốt đen a5-b4-c5-d4 lỏng lẻo, và trong tương lai sẽ thua thiệt về vật chất bởi lẽ sẽ mất luôn cả cấu trúc tốt đấy, dẫn đến khả năng thất bại cao ở trận đấu.

Áp dụng 2: Vật chất không phải là tất cả.

Gần như tương tự thế cờ phía trên, nhưng ở thế cờ này, Đen có sự chủ động của quân Tượng dù cấu trúc tốt vẫn đang bị đe dọa bởi tượng Trắng. Thế nhưng, sự chủ động của quân Trắng nhưng lại giành được ưu thế thế trận cực lớn mang tính quyết định.

Nhờ vào việc Xe trắng không giữ hàng 1, cũng như tượng đen có khả năng vào ô c3, kiểm soát các ô đen của đường chéo a1 – h8, giúp đen hoàn toàn kiểm soát được ô a1, tạo tiền đề cho việc chiếu hết vua ở đây.

Cụ thể: 1… Xg1. 2. Va2 Tc3.

Và Đen giành chiến thắng khi Trắng không còn khả năng chống đỡ trước mối đe dọa Xa1.

Vẫn là hình cờ gần giống như ví dụ 1, nhưng sự chủ động của quân Tượng tạo nên sự khác biệt đến kết quả trận đấu. Giá trị của quân Tượng thay đổi hoàn toàn bằng việc chỉ thay đổi vị trí của nó. Và con trẻ cũng sẽ trở nên khác biệt hoàn toàn nếu có được sự chủ động trong mình. Sự chủ động giúp học sinh thể hiện ra bên ngoài điểm mạnh điểm yếu của bản thân, cũng như giúp cho phụ huynh dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận, hiểu rõ hơn con trẻ, để có phương hướng giáo dục phù hợp.

Ví dụ 3: Fianchetto – Chơi cờ bằng hình ảnh và .

Fianchetto là một ý tưởng rất được thường xuyên sử dụng ở khai cuộc, bằng cách bố trí Tượng ở một trong 2 đường chéo chính a1 – h8 hay h1 – a8. Như hình minh họa là 2 quân tượng được fianchetto.

Fianchetto là minh họa cho một ví dụ mà việc sử dụng hình ảnh trong việc chơi cờ vua sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển ở con trẻ. Việc ghi nhớ bằng hình ảnh sẽ giúp con trẻ chơi cờ vua dễ dàng hơn, ghi nhớ lâu hơn, và không cần phải học thuộc từng nước đi, từng biến. Chơi cờ vua bằng hình ảnh, mặt khác cũng góp phần giúp trẻ làm quen việc ghi nhớ bằng hình ảnh, dần dần hình thành việc phát triển ghi nhớ và con trẻ có thể áp dụng vào nhiều môn học cũng như lĩnh vực khác sau này. MÀ HÌNH ẢNH SẼ LƯU TRONG SUY NGHĨ CỦA TRẺ VÀ GIÚP TRẺ NHỚ LÂU HƠN LÀ CHỮ, DẠY TRẺ CHƠI CỜ VUA THÔNG QUA HÌNH ẢNH SẼ GIÚP TRẺ NHỚ LÂU HƠN, THAY VÌ PHẢI HỌC THUỘC TỪNG NƯỚC ĐI, CHÚNG TA SẼ GIÚP TRẺ TƯỞNG TƯỢNG NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG ĐẦU VÀ CÓ THỂ GIÚP TRẺ GIA TĂNG KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN SỐ NƯỚC ĐI NHIỀU HƠN.

Đặt tên cho một ý tưởng thiết lập quân cờ (cách bố trí một tổ hợp các quân cờ) theo hình ảnh để trẻ dễ dàng ghi nhớ, là một hình thức tôi sử dụng và bản thân thấy đạt được nhiều hiệu quả. Thực chất, cách làm này không mới. Ví dụ “pawn storm”, tạm dịch là “bão tốt”, để ám chỉ việc tấn công bằng cách dâng tốt lên nhiều và nhanh như bão lũ.

“Đường chéo mở”, có thể được ghi nhớ dưới hình ảnh một tia laser, nếu như con trẻ thích thú với công nghệ, robot. Hay là một hình ảnh chiếc cần câu, nếu như con trẻ thích câu cá. Bất cứ hình ảnh nào đều có thể sử dụng được, nếu bạn tin rằng hình ảnh đó gợi sự thích thú ở con trẻ.

Một áp dụng thực tiễn vào việc học khai cuộc bằng ý tưởng:

Đây là một thế cờ có thể xuất hiện trong thực tế. Nếu bạn tưởng tượng 2 cấu trúc tốt được minh họa trên hình là 2 quả đồi, và 2 quân tượng được Fianchetto ví như 2 khẩu pháo luôn sẵn sàng hướng về ngọn đồi đối diện, đó có thể là hình ảnh được khắc sau vào bạn.

Việc học khai cuộc như vậy, bên cạnh việc chúng ta giúp cho con trẻ hiểu được ý nghĩa của từng ý tưởng chơi cờ, giúp cho việc đánh cờ với con trẻ như một trò chơi lắp ráp ý tưởng, hình ảnh, và tôi tin con trẻ sẽ tìm kiếm được rất nhiều niềm vui trên bàn cờ, bởi con trẻ sẽ thỏa sức tưởng tượng với từng nước đi của mình. Con trẻ nếu có sự chủ động thêm vào đó cũng giúp con gia tăng khả năng tự tin của mình.

  1. Một vài suy nghĩ bên lề:

Tôi muốn chia sẻ một đoạn tôi dịch lại tip sử dụng quân Tượng học được từ nguồn tiếng Anh:

“Trong trận đấu bạn và đối thủ có tượng khác màu, hãy luôn cố gắng trở thành bên chủ động. Khi tấn công, tượng của bạn có thể tham gia giúp đỡ cuộc tấn công, nhưng tượng bên phòng thủ nhiều khả năng sẽ trở nên bị động và không giúp đỡ được nhiều trong cuộc chiến. Việc này tương đương với việc dù số lượng quân bằng nhau, bạn vẫn có ưu thế vật chất trong cuộc tấn công đấy.”

Hướng việc con trẻ chơi quân Tượng như thế nào cho hiệu quả, cũng giống như giúp con trẻ tập cách chủ động trong mọi thứ. Tưởng tượng về đứa trẻ chủ động làm bài tập về nhà, chủ động làm việc nhà, … và có lẽ mức độ cao nhất  là chủ động tìm tòi giải quyết mọi vấn đề trẻ thắc mắc, gia tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu kiến thức trong quá trình học. Liệu con trẻ có thể trở nên như vậy không, nếu như luôn răm rắp nghe lời bố mẹ, thầy cô như một cái máy?

Sự chủ động mang lại giá trị khác biệt, và sự kết hợp cùng với những cách thức tiếp cận chủ đề thảo luận một cách hiệu quả, sẽ giúp hình thành con trẻ với khả năng tự lập cũng như cách nhìn nhận vấn đề, sự vật, hiện tượng rất khác biệt và đặc biệt.

Nhìn về mặt tích cực, con trẻ đang hơi phá phách, hơi quậy một chút, có nghĩa là con trẻ mang nhiều năng lượng, và hơi dư thừa sự chủ động. Vậy chỉ cần kìm hãm sự chủ động đấy ở một chừng mực nhất định, con trẻ nhất định sẽ phát triển nhanh đến không ngờ.

Việc con trẻ có được tính cách chủ động, con trẻ tự bản thân sẽ trở nên tự tin và học được nhiều kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tiễn, điều hầu như không thể có được nếu như con trẻ luôn bị động.

  1. Tổng kết:

Như tiêu đề của loạt bài viết, ĐÚNG NƠI – ĐÚNG CHỖ.

Đặt Mã vào đúng “ô tiền đô”, đặt Tượng vào đúng “đường chéo mở”, đúng vị trí. Các quân cờ khác tôi sẽ cùng các bạn bàn luận thêm ở các bài viết sau.

Khi con trẻ thực sự hiểu và làm bạn với những quân cờ, tôi tin rằng con trẻ sẽ biết mình là ai, cũng như có những kỹ năng cần thiết, mà không cần phải cố gắng học tập. Chúng ta cùng giúp con trẻ, thông qua việc CHƠI CỜ VUA nhé.

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

admin

KidsCre8tive cung cấp các khóa học phát triển kỹ năng toàn diện, giúp trẻ phát triển về tư duy và kỹ năng sáng tạo, thông qua các môn học như Cờ vua, Cờ tướng, Rubik, Vẽ, Piano và Robotics.

This Post Has One Comment

Trả lời