CLB cờ tướng Tp.HCM – Trung tâm cờ tướng KidsCre8tive – Nơi học cờ tướng tại Tp.HCM

  • Post author:
  • Post published:15/09/2023
  • Post last modified:22/12/2023
  • Post category:Nổi bật
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:14 mins read

Cờ tướng hay Cờ tướng Trung Quốc 棋将; tiếng Trung: 象棋; bính âmxiàngqí; âm hán Việt: Tượng kỳ, tiếng Anh Chinese Chess hoặc Xiangqi), là một trò chơi trí tuệ mang tính đối kháng dành cho hai người có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đây là loại cờ phổ biến tại các nước thuộc khu vực Châu Á, như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Việt Nam.

Trò chơi này mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu là bắt được Tướng của đối phương. Các đặc điểm khác biệt của cờ tướng so với các trò chơi cùng họ là: các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, quân Pháo phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân (cần có ngòi), các khái niệm cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng và hà/sông nhằm chỉ không gian và địa phận của các bên. Cờ tướng với phiên bản hiện đại mà chúng ta biết ngày nay có từ thời kỳ nhà Tống.

Trong các thế cờ, để ghi lại vị trí và sự dịch chuyển quân cờ, người ta thường ghi lại các nước đi như sau:

  • Dấu chấm (.) là tấn
  • Dấu gạch ngang (–) là bình
  • Dấu gạch chéo (/) là thoái

Các quân cờ được viết tắt như sau:

  • Tướng là Tg
  • Sĩ là S
  • Tượng là T (trước đây là V (Voi))
  • Xe là X
  • Pháo là P
  • Mã là M
  • Tốt hoặc Binh là B

Ván cờ thường diễn ra trong 3 giai đoạn

Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc.

Trong giai đoạn khai cuộc thì có nhiều phân loại như khai cuộc Pháp, Mã, Tượng hay Tốt. Giai đoạn này là giai đoạn triển khai các quân trên bàn cờ và mau chóng giữ vị trí quan trọng, hợp với nhau.

Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu “trăm hoa đua nở” nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:

  • Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân.
  • Nội kích: đánh từ phía trong.
  • Kích thẳng vào Tướng, tấn công trung lộ.
  • Tả hữu giáp công: kích vào cả hai cánh cùng một lúc.
  • Chiếu tướng bắt quân.
  • Điệu hổ ly sơn: làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó.
  • Dẫn dụ: đây là đòn thu hút quân đối phương đến vị trí dễ bị công kích hoặc bị vây hãm, sau đó kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương để tạo .
  • Tạo ách tắc: dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối phương lợi thế hơn quân.
  • Ngăn trở, chia cắt: đòn này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân bị cắt đứt mối liên hệ, bảo vệ lẫn nhau.
  • Khống chế: chiến thuật này ngằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối phương.
  • Dịch chuyển: chiến thuật này chú ý đến sự linh hoạt của các quân.
  • Bao vây: dùng một hay nhiều quân để vây bắt quân đối phương
  • Trợ sức: các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu.
  • Vu hồi: đánh vòng từ phía sau.
  • Qua lại: chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát, vừa công, vừa thủ
  • Quấy nhiễu.
  • Vây điểm diệt viện: vây chặt quân nào đó của đối phương rồi đánh quân tới cứu viện.
  • Nước đợi chờ: đi nước không có tác dụng để nhường đối phương, làm đối phương hết nước đi mà thua cờ.
  • Giam quân: khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng sử dụng một nước khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí.
  • Phòng thủ và phản công
  • Ghim quân.
  • Chiến thuật tấn công cánh, tấn công đáy,
  • Chiến thuật tấn công trực diện

Trung tàn

Trung tàn là giai đoạn giữa Trung cuộc sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc, ở giai đoạn này hai bên thường bị mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ vì khi đó ván cờ sẽ chơi theo đường dài.

Tàn cuộc

Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ, đặc biệt là quân tấn công (Xe, Pháo, Mã, Tốt) cả hai bên còn rất ít. Tàn cuộc chia làm ba loại,

1, Cờ tàn thực dụng loại cờ tàn mà thắng thua được các chuyên gia nghiên cứu và giải thích rõ ràng,

2, Cờ tàn thực chiến loài này đa biến phức tạp và thắng thua khó có thể phân định được rõ ràng,

3, Cờ tàn nghệ thuật loài này được gọi là Cờ thế nó cũng được coi là cờ tàn nhưng được sắp xếp các quân cờ thành những dạng độc đáo và thường có tính chất nghệ thuật cao.

Sát cuộc

Sát cuộc là một giai đoán kết thúc của ván cờ, khi người chơi sử dụng một hoặc nhiều quân để chiếu hết (chiếu bí) tướng của đối phương.

Đòn phối hợp: sử dụng nhiều quân, phối hợp với nhau để tập trung và mang lại lợi thế.

Một số thuật ngữ trong cờ tướng

  • Cờ tàn, Pháo hoàn.
  • Khuyết Sĩ kỵ song Xa.
  • Khuyết Tượng kỵ Pháo.
  • Nhất Sĩ chòi góc, cóc sợ Mã công.
  • Mã nhập cung Tướng khốn cùng.
  • Nhất Xe sát vạn.
  • Cờ bí dí Tốt.
  • Được thế bỏ Xe cũng tốt, mất tiên khí tử toi công.
  • Nhất tốt độ hà, bán xa chi lực. (Một tốt qua sông sức mạnh bằng nửa Xe)
  • Pháo đầu Xuất tướng Xe đâm thọc.
  • Pháo đầu, Mã đội, Tốt lên hà.
  • Mất Xe không bằng què Tượng.
  • Quan kỳ bất ngữ.
  • Hạ thủ bất hoàn.
  • Khuyết Sĩ kỵ Tốt đâm thọc.
  • Nhất mã chiếu vô cùng
  • Mã nhật, Tượng điền, Xe liền, Pháo cách.
  • Tướng mất Sĩ như đĩ mất váy
  • Xe mười Pháo bảy Mã ba.

CLB cờ tướng Tp.HCM – Trung tâm cờ tướng KidsCre8tive – Nơi học cờ tướng tại Tp.HCM cung cấp các khóa học cờ tướng cho các bạn nhỏ từ 6 tuổi, với lộ trình học rõ ràng, chuyên nghiệp, đội ngũ HLV trẻ, tận tậm, Kiện tướng quốc gia, kèm với tài liệu học phong phú, cập nhật. Các bạn nhỏ sẽ tham gia thi đấu các giải cờ tướng KidsCre8tive do trung tâm tổ chức hoặc tham gia các giải cờ tướng phù hợp với trình độ

Cờ tướng KidsCre8tive

221 Thích Quảng Đức, Q. Phú Nhuận

HOTLINE: 0886002680

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

admin

KidsCre8tive cung cấp các khóa học phát triển kỹ năng toàn diện, giúp trẻ phát triển về tư duy và kỹ năng sáng tạo, thông qua các môn học như Cờ vua, Cờ tướng, Rubik, Vẽ, Piano và Robotics.

Trả lời