Cách giúp trẻ rèn luyện tư duy từ sớm

  • Post author:
  • Post published:29/03/2022
  • Post last modified:28/03/2022
  • Post category:Con trẻ
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:17 mins read

Đúng là chúng ta không thể tạo ra thiên tài. Chúng ta chỉ có thể dạy trẻ nhỏ cơ hội phát huy những tiềm năng của chúng. – Maria Montessori

Con người mang trong mình bản chất sáng tạo sẽ vận động suy nghĩ một cách tích cực, không dựa vào những điều sẵn có mà bỏ quên những năng lực tiềm ẩn hoàn toàn có thể phát huy bản thân của những đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt không giống ai, tất cả đều có thể tạo nên những ý tưởng đột phá, những sáng tạo có ích trong xã hội. vì vậy muốn trẻ có bản chất sáng tạo và một tư duy tốt, chúng ta nên rèn luyện luyện trẻ ngay từ bây giờ.

  • Làm thế nào để giúp trẻ tư duy?.

Đầu tiên ta nên ta nói đến Trẻ em rất cần sự giúp đỡ của bố mẹ để phát triển hoàn thiện khả năng nhận thức và tư duy để giúp tạo ra các tố chất cần thiết để thành công trong tương lai. Muốn làm được điều này, bố mẹ cần có phương pháp đúng đó là:

  • Giúp trẻ học cách tự giải quyết vấn đề

Nếu trẻ đang gặp khó khăn trong việc gì đó thì bố mẹ đừng can thiệp giúp đỡ ngay. Thay vào đó, hãy hỏi bé rằng “con có thể giải quyết nó bằng cách nào ?” hay “con đã từng làm cái gì giống vậy trước đây chưa ?”, “lúc đó con đã giải quyết thế nào”…

Cách này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy giải quyết vấn đề, từ đó giúp bé tự tin hơn khi gặp khó khăn.

  • Rèn luyện cho trẻ cách tư duy tổng quát

Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi trẻ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu mặt trời không bao giờ lặn, dòng sông khô cạn nước hay mọi người không tuân thủ luật pháp. Qua thời gian, trẻ sẽ biết cách kết nối kiến thức học được với thế giới bên ngoài.

  • Giúp bé phát triển trí tưởng tượng

Hãy cho bé tự suy nghĩ bằng những câu hỏi như làm sao để cân được trọng lượng của một con hưu cao cổ, một con tê giác, tòa nhà hay cây cầu. Những câu hỏi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng tưởng tượng, sáng tạo. Đây là yếu tố quan trọng để quá trình học tập đạt hiệu quả cao.

  • Phát triển tư duy phản biện, logic

Bố mẹ có thể hỏi bé rằng tại sao bánh sẽ mốc nếu không để vào tủ lạnh, tại sao em bé lại khóc và lá rơi khi mùa thu đến. Khi tìm lời giải cho vấn đề, bé sẽ rèn được khả năng suy luận, tư duy phản biện, lý giải, đặt giả thuyết và biết cách tìm kiếm bằng chứng để làm sáng tỏ thắc mắc.

  • Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch

Hãy yêu cầu bé suy nghĩ phương pháp để hoàn thành một điều gì đó, sau đó là tìm cách kiểm tra để biết mình có đang đi đúng hướng… Đây là một trong những cách tốt nhất để rèn luyện khả năng tư duy cho con ngay từ nhỏ.

  • Khả năng “siêu” nhận thức

“Siêu” nhận thức là sự suy nghĩ, nhận thức và hiểu biết về diễn biến tư duy của một người. Đó là quá trình con bạn suy nghĩ cách để hiểu thông tin tiếp nhận. Dần dần nâng cao kỹ năng đọc hiểu của trẻ. Cha mẹ nên hỏi con về những câu hỏi nền tảng như tại sao, ở đâu, ai, khi nào và bằng cách nào dựa theo một đoạn văn hoặc một câu chuyện trẻ đọc.

  • Nâng cao khả năng kết nối sự việc

Luyện cho trẻ kĩ năng kết nối thông tin khi đọc. Yêu cầu chúng tìm ra cách liên kết các đoạn văn với nhau. Hướng cho bé kĩ năng dự đoán kết thúc của một câu chuyện, sự vật, hiện tượng. Qua đó thúc đẩy khả năng ứng phó tình huống và đưa ra những phân tích quan trọng về những kết quả tiềm ẩn.

  • Yêu cầu khả năng tóm tắt sự vật

Tập cho trẻ tóm tắt câu chuyện hoặc một sự việc, thông tin nào đó. Yêu cầu trẻ nêu ra điểm quan trọng trong câu chuyện. Hỏi con bạn đâu là ý tưởng chính của chương và các nhân vật đóng vai. Điều này giúp con bạn nhớ và hiểu những gì đã đọc.

  • Cuối cùng là Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

Xây dựng khối tư duy phản biện bao gồm việc đưa ra những tình huống thách thức và đặt ra những câu hỏi thường xảy ra trong thực tế. Điều quan trọng là bạn cần vượt qua cảm giác buồn chán khi tương tác với trẻ.

Bằng cách thấm nhuần các kỹ năng tư duy phản biện sớm trong cuộc đời, bạn đang giảng dạy cho trẻ em cách phân tích thế giới xung quanh. Đây là tiền đề giúp con bạn vững bước vào đời và dễ dàng gặt hái thành công.

Ví dụ: nếu con hỏi: “Ba ơi, đồ chơi này đã bị hỏng, làm cách nào để sửa…?” Với những câu trả lời như: “Được rồi, để đó ba sẽ lo”, hoặc “đó, con nghịch dữ quá, hỏng thì vứt vào thùng rác đi”… Bạn có nghĩ nó sẽ tốt cho tư duy của trẻ không? Tại sao chúng ta không thử với những câu hỏi: “Theo con, chúng ta nên làm gì với chúng?”… Điều này khuyến khích trẻ học hỏi và suy nghĩ tìm ra giải pháp. Và làm như vậy có thể Gợi ý con bạn hỏi và tự trả lời các câu hỏi liên quan đến đề tài mà trẻ chuẩn bị đọc. Đây là cách tuyệt vời để giúp trẻ hăng hái và tập trung tốt hơn khi đọc sách. Trẻ hiểu tốt hơn khi diễn giải hoặc kể lại những nội dung đã đọc . Việc này còn giúp các phụ huynh tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu trong việc đọc hiểu của con. Thêm vào đó, trẻ cũng có cơ hội thực hành khả năng phê bình, nhận định.

-Tóm lại những việc như thế này sẽ mất thời gian, khi quỹ thời gian của cha mẹ eo hẹp. Tuy nhiên, cha mẹ không cần nhất thiết phải làm hàng ngày, mà có thể làm vào những lúc rảnh hoặc cuối tuần. Việc nhỏ này sẽ giúp cho đứa trẻ của bạn tăng sự tò mò, ưa khám phá, quan sát và đó là nền tảng quan trọng xây dựng sự tư duy từ khi trẻ còn nhỏ. Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy là thường xuyên tham gia vào các hoạt động thúc đẩy tư duy sáng tạo của chúng. Hãy tạo cho trẻ thói quen đọc sách từ nhỏ, bắt đầu dựa trên các hình…Cùng với việc đứa trẻ của bạn lớn lên, bạn có thể tăng độ khó, cũng là tạo hứng thú cho con với những trò chơi từ các ô chữ, như việc ghép thêm từ thiếu vào ô trống. Hãy sử dụng từ câu chuyện đơn giản “Có một cô bé tên là… Cô bé ấy có người bạn tên là…” Cho đến những câu chuyện phức tạp hơn.

Có thể khi bạn đọc xong những gợi ý này, bạn cảm thấy có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tôi khẳng định thêm lần nữa, những việc tưởng chừng vô ích này sẽ giúp đứa trẻ của bạn tạo ra những kết nối với khả năng tư duy ngay từ bé.

 Đừng ép trẻ học bằng sự bắt buộc hay hà khắc; mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ.-Plato

♚ Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive

Hoàn thiện Nhân Cách – Phát triển Tư Duy

221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP.HCM

M: 0886002680 – 0886002860

E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org

F: Trung Tâm Phát Triển Kỹ Năng Trẻ KidsCre8tive

W: https://kidscre8tive.edu.vn

#KidsCre8tive

#Kids_Sáng_Tạo

#Play_Chess

#Học_Cờ_Vua_Online

#Học_Cờ_Vua

#Dạy_Cờ_Vua_Online

#Dạy_Cờ_Vua

#Cờ_Vua_Online

#Cờ_Vua

#Chess

#Giao_lưu_Cờ_vua_online_KidsCre8tive

#Cờ_Vua_KidsCre8tive

#Trung_tâm_Cờ_Vua_KidsCre8tive

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

Trả lời