Cách giúp trẻ rèn luyện tính khiêm tốn từ nhỏ

Cha mẹ hãy dạy trẻ đức tính khiêm tốn ngay từ nhỏ. Hãy giải thích cho trẻ biết rằng ai cũng có những ưu điểm riêng. Có thể thời gian này con hơn bạn nhưng cũng có thể sau này bạn của con thành công hơn con. Đức tính khiêm tốn sẽ dạy cho trẻ biết cách khiêm nhường, có ý chí vươn lên tránh tự cao tự đại, kiêu căng , hống hách. Đây là chìa khóa thành công hình thành từ thái độ khiêm tốn ngay từ lúc nhỏ của trẻ.

Khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người, nó được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động của người có đức tính khiêm tốn với người xung quanh. Khiêm tốn giúp con người sống tích cực, làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm, uy tín và nhận được sự yêu mến từ người khác.

Những người có đức tính khiêm tốn sẽ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng hay nói qua về những gì mình có, do đó tạo được sự gần gũi, đồng cảm và nhận được sự yêu mến từ những người xung quanh.

Thừa nhận giới hạn của bản thân

Hãy cho trẻ biết rằng dù được mọi người tung hô đến đâu, thì ở đâu đó xung quanh mình vẫn có nhiều con người khác giỏi hơn mình. Không một ai hoàn hảo kể cả những thiên tài, do đó cần bình tâm sau mỗi lần thất bại, thừa nhận giới hạn của bản thân mình và không ngừng nỗ lực để cải thiện bản thân và hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi cần.

Biết ơn những gì bạn có được trong cuộc sống này

Luôn luôn nhớ rằng một lựa chọn sai ngày hôm qua có thể mang lại một cuộc đời khác hôm nay, và thêm nữa, hôm nay có thể là ngày mà sự lựa chọn sáng suốt sẽ thay đổi cuộc đời bạn.

Mặc dù bạn thật sự làm việc siêng năng để có được những thứ hiện tại, nhưng có thể bạn sẽ không thành công nếu không được người khác hỗ trợ. Mọi việc chúng ta làm là kết quả của những gì người khác đã làm cho chúng ta. Tất cả là nhờ những người xung quanh mà chúng ta được trang bị đầy đủ và trở nên giỏi hơn vào một lúc nào đó để hoàn thành mục tiêu của mình.

Thừa nhận những sai sót

Có lẽ bạn sợ người ta sẽ nổi giận hoặc bực mình với bạn, nhưng thừa nhận sai sót vẫn luôn tốt hơn là che giấu. Cho dù bạn phạm sai lầm trong vai trò người quản lý, bố mẹ hoặc bạn bè bình thường, người ta vẫn đánh giá cao việc bạn sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm và bạn đang cố gắng cải thiện bản thân hay khắc phục tình hình. Việc thừa nhận sai lầm cho thấy bạn không cố chấp, không ích kỷ hoặc cam chịu trở thành người không hoàn hảo trong mắt người khác.

Thừa nhận sai lầm cũng khiến người ta tôn trọng bạn hơn, cho dù đó là con cái bạn hoặc đồng nghiệp.

Ngừng so sánh mình với người khác

Mặc dù sự cạnh tranh là lành mạnh và có thể kích thích phấn đấu, nhưng khó có thể khiêm tốn khi chúng ta thường xuyên cố gắng là người “giỏi nhất” hoặc giỏi hơn người khác. Thay vào đó bạn nên nhìn lại bản thân mình nhiều hơn. Nên nhớ mục đích cuối cùng không phải là để giỏi hơn bất kì ai, mà để giỏi hơn con người trước đây của bạn. Khi tập trung năng lượng vào việc cải thiện bản thân thay vì so sánh mình với người khác, bạn sẽ thấy việc cải thiện bản thân dễ dàng hơn nhiều vì không phải lo lắng liệu bạn có giỏi hơn hay tệ hơn bất kì ai.

Mỗi người là một cá biệt. Đánh giá cao người khác vì chính bản thân họ, không phải vì kỹ năng và vẻ bề ngoài tốt hơn bạn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý phụ huynh, thầy cô và các bạn nhỏ.

Trung tâm phát triển kỹ năng Trẻ KidsCre8tive Hoàn thiện nhân cách – Phát triển tư duy

221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận
M: 0886 00 2860 Web: 

https://kidscre8tive.edu.vn/
E: kidscre8tive@gmail.com 

#Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
#KidsCre8tive

#Kids_Sáng_Tạo
#chess

#cờ_vua

#học_co_vua#choi_co_vua

#day_co_vua_online
#kỹ_năng

#tư_duy

#phản_biện

#sáng_tạo
#tự_tin

#tự_lập

#hoàn_thiện_nhân _cách
#tập_trung

#cẩn_thận

#lập_kế_hoạch

#bài_học_đạo_đức

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

Trả lời