Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất bên cạnh vai trò dạy kỹ năng sống cho trẻ của giáo dục Mầm non. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện.
Đề mục:
Ngôn ngữ kích thích sự phát triển của trẻ
Mỗi năm có hàng trăm công trình nghiên cứu được thực hiện để tìm ra các phương pháp phát triển tốt hơn cho trẻ em. Mỗi đứa trẻ với mỗi tính cách , mỗi đặc điểm sẽ có sự phát triển khác nhau, tuy nhiên, các nhà khoa học nhận ra rằng, những đứa trẻ dù nghịch ngợm, dù hiếu thắng, yếu đuối, rụt rè hay nhút nhát, chúng cũng cần được nói chuyện, cần giao tiếp. Sự giao tiếp giúp trẻ cởi mở hơn với thế giới, nhận thức rõ ràng hơn và tự chúng sẽ có những định hướng chính xác hơn trong quá trình trưởng thành. Giao tiếp đó bắt nguồn từ ngôn ngữ.
Ở tuổi lên 3, trẻ đang ở giai đoạn bắt đầu biết khám phá và tìm hiểu thế giới và môi trường xung quanh mình. Những đứa trẻ ở tuổi này rất đáng yêu bởi chúng đã có thể bi bô bắt đầu biết sử dụng ngôn ngữ để “thể hiện mình”, để đặt câu hỏi cho những thắc mắc của mình. Trí não của trẻ lúc này như vừa được “bật công tắc”, quá trình chuyển đổi từ tư duy đến từ ngữ cũng diễn ra nhanh hơn. Chính vì thế, các nhà khoa học đã kết luận độ tuổi từ 3-6 là khoảng thời gian học ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng sẽ mang lại hiệu quả vượt trội.
Các phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Đọc cho trẻ nghe
Mặc dù có thể hơi cường điệu một chút nhưng đọc cho trẻ nghe ngay từ những phút giây đầu đời của trẻ là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm. Thông qua việc dành thời gian đọc cho trẻ, bạn giúp trẻ nhận biết những điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻ thành người ham học.
Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp và ngôn ngữ. Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu và hình ảnh sinh động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng lạc trong sự tuyệt vời của ngôn ngữ.
Mô tả
Chỉ đơn giản bằng việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đang nghe và đang nhìn thấy, bạn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển khả năng nói. Hãy tập cho con bạn biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và bé sẽ sớm tìm cách làm điều tương tự.
Đối với trẻ mẫu giáo, hãy gọi tên những thứ xung quanh ngôi nhà của bạn. Hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “giường” lên 1 mẩu giấy và gắn vào đầu giường.
Ca hát luôn hấp dẫn trẻ thơ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn dành cho bé nhiều cơ hội để hát và nghe hát. Nếu bạn có thể cho bé nghe các bài hát phần lớn thời gian trong ngày thì chúng sẽ rất biết ơn bạn. Thường thì phần lớn vốn từ của trẻ tới từ những lời lặp đi lặp lại hay những cụm từ trong bài hát. Khi trẻ nghe thấy một bài hát, thì bài hát đó sẽ nổi bật lên so với các hiện tượng ngôn ngữ khác và gây nên những ấn tượng nhất định trong trẻ. Nếu trẻ đã nghe một bài hát từ trước, chúng sẽ học cách hát lại.
Lặp đi lặp lại
Trẻ học qua thực hành. Điều đó có nghĩa là phải làm đi làm lại. Hãy tạo thật nhiều cơ hội để trẻ phải nói đi nói lại cái đó nhiều lần. Đó có thể là những bài hát, những quyển sách hay những lời chỉ dẫn. Nếu như bạn làm theo một quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế.
Tiếp xúc với những trẻ khác
Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của một đứa trẻ là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ (hay đòi hỏi) trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng và nếu như dành đủ thời gian chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. Điều đó không có nghĩa là bạn phải bỏ mặc con bạn một mình để bé chơi với những trẻ khác. Hãy cùng bé đến các sân chơi hay công viên và khuyến khích bé giao tiếp với những bạn khác.
♚⭐ Trung tâm Phát triển Kỹ năng Trẻ KidsCre8tive
Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
Hoàn thiện Nhân Cách – Phát triển Tư Duy
221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận
M: 0886002680 – 0886002860
E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org
F: Trung Tâm Phát Triển Kỹ Năng Trẻ KidsCre8tive
W: https://kidscre8tive.edu.vn
#KidsCre8tive
#Kids_Sáng_Tạo
#Play_Chess
#Học_Cờ_Vua_Online
Pingback: Ba mẹ có thể giúp con học chữ và yêu chữ theo phương pháp Montessori - KidsCre8tive