Mỗi cuộc đời con người luôn gắn liền với những mốc giai đoạn quan trọng như: 6 năm đầu đời, tiền dậy thì, dậy thì và trưởng thành. Theo tiến , nhà giáo dục người Italy , 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của bé. Chăm sóc và nuôi dạy con ở lứa tuổi này thật tốt là điều bố mẹ cần hết sức chú trọng.
Đề mục:
Giáo dục sớm là gì?
Giáo dục sớm là các bố mẹ áp dụng phương pháp giáo dục cho con ngay từ khi còn bé, để trẻ có thể phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Bên cạnh đó, còn giúp bé khơi dậy, phát huy những tiềm năng có sẵn trong bé để tạo một tiền đề vững chắc cho tương lai.
Phương pháp giáo dục này được áp dụng đối với trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Bởi vì, đây chính là giai đoạn não trẻ phát triển nhanh và tiếp thu một cách tốt nhất trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, trẻ em có một đặc điểm chung là hay tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Chính vì vậy, đây chính là thời gian tốt nhất để khai phá tiềm năng của trẻ.
Ngoài ra, việc giáo dục sớm sẽ giúp trẻ phát huy những tố chất tích cực, giúp hình thành nên tính cách tốt. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mục đích của phương pháp này là khai thác tiềm năng để trẻ có thế giới nội tâm phong phú, xây dựng các môi trường trí tuệ…
Tại sao cần giáo dục sớm cho trẻ?
Khoa học đã chứng minh, tốc độ phát triển của các tế bào thần kinh não nhanh hơn bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể của trẻ. Tốc độ phát triển này bắt đầu từ khi thụ thai và được duy trì tới năm trẻ 6 tuổi.
So sánh kích thước não trẻ với kích thước não người lớn có thể thấy: khi mới sinh kích thước não của trẻ bằng 25% kích thước não người lớn, 1 tuổi là 50%, 2 tuổi là 75% và đến 3 tuổi não bé đã phát triển bằng 90% não người lớn.
Trong khi đó, não người lớn chứa hơn 100 tỉ neuron thần kinh mà phần lớn trong số đó được hình thành trong suốt 5 tháng đầu tiên trong bụng mẹ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những tế bào thần kinh mới sẽ được hình thành trong suốt cả cuộc đời nhưng chỉ với số lượng đủ để thay thế những tế bào đã chết.
Ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn não trẻ phát triển rất nhanh và tiếp thu tốt nhất trong suốt cuộc đời của mình. Đây được xem là khoảng thời gian vàng để kích thích não bộ của các bé, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí lực sau này.
Não linh hoạt, hai nửa bán cầu được mở rộng giúp trẻ tư duy nhạy bén, tưởng tượng phong phú.
- Trẻ thích đùa vui vận động, có nhiều thói quen tốt giúp cho thân thể khỏe mạnh.
- Tạo cho trẻ có hứng thú với nhiều sở thích như: bơi lội, quan sát, đặt câu hỏi, đọc sách,…
- Trẻ biết thích những đồ vật đẹp, thích nghe âm nhạc, khiêu vũ, mỹ thuật từ đó sẽ biết nhiệt tình với cuộc sống, nhạy cảm với ngôn ngữ, hành vi.
- Giúp trẻ hình thành nên những phẩm chất tính cách tốt, bao gồm sự tự tin, dũng cảm, tự điều chỉnh cuộc sống, thích lao động, thích giao tiếp, quan tâm đến người khác…
Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman – Cha mẹ là người thầy đầu tiên
Phương pháp Glenn Doman là chương trình học mà bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học này. Phương pháp giáo dục sớm này do giáo sư Glenn Doman phát minh ra – cha đẻ của các phương pháp giáo dục con nhỏ và là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà. Glenn Doman giúp sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đó đều là những kiến thức cần thiết, những hành trang quan trọng cho trẻ trong suốt chặng đường phía trước. Thầy cô có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này biến trường học thành nhà của chính bé giúp bé càng thoải mái hơn cho việc học tập. Có thể bạn muốn xem Có nên cho trẻ học Glenn doman?
Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia – Tò mò chính là chìa khoá
Reggio Emilia là một cách tiếp cận giúp trẻ tham gia vào phương pháp giáo dục sớm mà khi đó việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ – con – giáo viên, trong đó cha mẹ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển học tập của con không kém gì giáo viên.
Phương pháp Reggio Emila có nguồn gốc từ nước Ý, từ một thành phố cùng tên gọi. Phương pháp giáo dục sớm này được xây dựng và bắt nguồn từ niềm tin rằng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ trí tò mò của trẻ.
Chính trẻ sẽ là người tìm ra lời giải cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Bố mẹ hay cô giáo sẽ chỉ là người hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ được phát triển, tìm hiểu. Đây là một phương pháp giáo dục nhân văn, gần gũi, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng (community) và sự tự tìm hiểu khám phá (inquiry).
Phương pháp giáo dục sớm STEAM – sự phát triển toàn diện về mọi mặt
STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART (nghệ thuật) trong đó STEM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ.
Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý phụ huynh có cái nhìn tốt hơn về việc giáo dục sớm cho trẻ và lựa chọn cho con mình được phương pháp giáo dục phù hợp nhất.
♚⭐ Trung tâm Phát triển Kỹ năng Trẻ KidsCre8tive
Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
Hoàn thiện Nhân Cách – Phát triển Tư Duy
221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận
M: 0886002680 – 0886002860
E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org
F: Trung Tâm Phát Triển Kỹ Năng Trẻ KidsCre8tive
W: https://kidscre8tive.edu.vn
#KidsCre8tive
#Kids_Sáng_Tạo
#Play_Chess
#Học_Cờ_Vua_Online
Pingback: Hành động mù quáng khiến con hư đi mỗi ngày - KidsCre8tive