Tàn cuộc trong cờ tướng (Xiangqi Ending)
Tàn cuộc trong cờ tướng là giai đoạn thứ 3 sau Khai cuộc và trung cuộc và là giai đoạn cuối cùng của ván cờ quyết định kết quả của ván đấu.
Các danh thủ có câu: “Khai cuộc tranh tiên – Trung cuộc ưu thế – Tàn cuộc thắng lợi”. Do đó, nghiên cứu về các giai đoạn của cờ tướng là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là giai đoạn tàn cuộc., giai đoạn mà mọi nước đi cần sự chính xác cao, vì sai 1 nước đi có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Trong bài viết này, Trung tâm cờ tướng KidsCre8tive sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về tàn cuộc trong cờ tướng.
Tàn cuộc trong cờ tướng là gì?
Trong cờ tướng, tàn cuộc (hay còn gọi là cờ tàn) là giai đoạn kết thúc của ván cờ, được chuyển từ trung cuộc khi lực lượng của hai bên còn rất ít quân trên bàn cờ.
Không có sự thống nhất về số lượng quân trên bàn cờ còn bao nhiêu thì sẽ chuyển đến giai đoạn tàn cuộc. Tuy nhiên, nhiều kỳ thủ thừa nhận rằng: khi mỗi bên chỉ còn 1,2 quân có thể tham gia tấn công và 1-2 quân có khả năng phòng thủ thì trận chiến đã bước sang giai đoạn cuối cùng – tàn cuộc.
Đề mục:
Có ba loại hình tàn cuộc trong cờ tướng phổ biến
Theo một số nghiên cứu, tàn cuộc cờ tướng vô cùng phong phú và đa dạng nhưng có thể tổng quát ra làm 3 loại tàn cuộc phổ biến trong cờ tướng như sau:
Tàn cuộc thực dụng
Đối với loại tàn cuộc này, hình cờ được nghiên cứu và có lời giải thắng, thua hoặc hòa và được phân loại một cách rõ ràng, đã có trong sách vở, tài liệu trước đây, hoặc các vị trí tương tự.
Tàn cuộc thực chiến
Sau khi kết thúc giai đoạn trung cuộc, trực tiếp hình thành một hình cờ tàn không có trong nghiên cứu mang tính thực chiến, chưa có lời giải chính xác.
Cờ tàn nghệ thuật
Đây là loại tàn cuộc đặc sắc nhất. Các quân được sắp đặt một cách có chủ đích nhằm tạo ra một thế cờ nên còn được gọi là cờ thế, thường có những thế cờ với những tên gọi rất hay, được sưu tầm và sắp đặt bởi người xưa, nhằm ví von, tưởng tượng ra một hình ảnh, thế trận nào đó. Trong cờ tàn nghệ thuật thường là một bên đi tiên sẽ chỉ có 1 hoặc 2 nước tiếp theo là bị bên đi hậu chiếu sát cuộc. Do đó, bên đi tiên buộc phải thực hiện một loạt các nước cờ điều quân, thí quân, phối hợp quân chính xác nhằm tạo ra các nước sát cuộc để giành chiến thắng trước bên đi hậu một cách đẹp mắt. Thông thường, tàn cuộc nghệ thuật thường chỉ có một cách giải duy nhất cho mỗi ván cờ nên người chơi chỉ cần đi sai một nước thì sẽ dẫn đến thua cuộc.
Trong cờ tướng tàn cuộc, chúng ta cần phải lưu ý một số nguyên tắc cơ bản như sau:
Mỗi một kỳ thủ lại có một cách riêng để triển khai giai đoạn tàn cuộc cho các ván cờ của mình. Tuy nhiên đều phải tuân thủ theo những quy tắc chung nhất trong việc điều chuyển quân, với hình vị trí quân được đặt ở những vị trí phù hợp nhất.
Do đó, nắm được những nguyên tắc cơ bản trong tàn cuộc cờ tướng sẽ giúp các bạn linh hoạt hơn trong việc phòng thủ với việc kết thúc ván cờ thuận lợi .
Những nguyên tắc trong tàn cuộc cần lưu ý:
Thứ nhất, sắp xếp vị trí các quân có sự liên kết chặt chẽ với nhau
Đây là nguyên tắc các kỳ thủ nhất thiết phải tuân thủ, không chỉ trong giai đoạn cờ tàn mà trong cả giai đoạn trung cuộc và khai cuộc của ván cờ.
Bước sang giai đoạn cờ tàn, số quân trên bàn cờ còn lại rất ít nên vai trò của mỗi quân đều vô cùng quan trọng, đặc biệt khi chúng nằm ở những vị trí thuận lợi, có khả năng vừa tấn công và phòng thủ, bảo vệ lẫn nhau.
Nếu để các quân rời rạc và không có sự liên kết, phối hợp với nhau thì các quân yếu, điểu yếu hay vị trí yếu sẽ dễ bị tấn công. Tướng dễ bị tấn công và bị bắt mất.
Thứ hai, nắm chắc các loại tàn cuộc cơ bản, các thế hòa, thắng, thua nhất định, để biết khi nào nên trao đổi quân một cách hợp lý và có tính toán.
Trong giai đoạn tàn cuộc, số quân trên bàn cờ còn rất ít, vai trò của từng quân vô cùng quan trọng, do đó, chúng ta cần phải rất cẩn thận trong việc di chuyển quân, cũng như bố trí vị trí các quân trong việc điều chuyển vị trí giữa các quân với nhau sao cho tạo ra sự liên kết, phối hợp chặt chẽ.
Nếu thấy chưa thể đưa thế trận về các thế tàn cuộc điển hình thì phải bảo toàn lực lượng, tránh hy sinh và đổi quân vô ích, bất kể đó là quân Tốt hay các quân cờ có tác dụng phòng thủ như Tượng, Sĩ.
Tuy nhiên, khi nhận thấy thời cơ đưa trận đấu về thế cờ tàn điển hình đã đến mà mình đang là bên chiếm ưu thế thì phải mạnh dạn thí quân, nắm bắt cơ hội để nhanh chóng kết thúc trận đấu.
Thứ ba, công – thủ kết hợp, không thể tách rời
Khi chơi cờ tướng, chúng ta cần phải biết phối hợi giữa tấn công và phòng thủ một cách nhịp nhàng. Đôi khi 1 nước đi sẽ vừa tạo cơ hội để chúng ta phòng thủ, nhưng cũng là nước chờ để chuẩn bị cho đợt tấn công mới. Vì vậy, tàn cuộc là giai đoạn rất cẩn thận trong việc lựa chọn nước đi chính xác.
Trên đây là vài nét khái quát cờ tướng tàn cuộc và những nguyên tắc cần lưu ý trong tàn cuộc cờ tướng. Hãy cùng với Thầy Cô tại KidsCre8tive cụ thể hóa trong từng nội dung và truyển lại cảm hứng cho các bạn nhỏ học cờ tướng.
Trung tâm Cờ tướng KidsCre8tive (KidsCre8tive Chinese Chess – KCC)
221 Thích Quảng Đức, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
HOTLINE: 0886002680
#ChineseChess #Cotuong #KidsCre8tive #Xiangqi