Một số Thuật Ngữ Tiếng Anh Về Rubik Cơ Bản Nhất – Bộ Môn Rubik siêu tốc – Speedcubing – Ký hiệu về Rubik cho NewBie

Một số Thuật Ngữ Tiếng Anh Về Rubik Cơ Bản Nhất Trong Bộ Môn Rubik siêu tốc – Speedcubing – Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Rubik là trò chơi khiến rất nhiều người bỏ cuộc và nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ giải được. Tuy nhiên càng tìm hiểu, càng xem các hướng dẫn trên Youtube thì lại làm cho người xem rối thêm, mà càng làm cho người chơi nhanh bỏ cuộc. Vậy để coo1 thể bắt đầu 1 cách đơn giản nhất, hãy cùng KidsCre8tive tìm hiểu về những thuật ngữ được dùng thường xuyên khi xoay Rubik và hay được người chơi Rubik nhắc tới nhất, hãy bắt đầu với những ký hiệu và thuật ngữ cho NewBie khi tìm hiểu và cố gắng giải bằng được khối Rubik ma thuật đơn giản nhất 3×3, không có chuyện gì là không thể, và với khối Rubik cũng vậy, không quá khó để giải Rubik,

 

Một số Thuật Ngữ Về Rubik Cơ Bản Nhất Trong Bộ Môn Rubik siêu tốc – Speedcubing – Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

 

  • Rubik: Tên nhà phát minh ra khối lập phương. Ông là giáo sư kiến trúc, nhà điêu khắc gia người Hungary, Ernő Rubik phát minh vào năm 1974.
  • Cube: nghĩa đen là “khối lập phương”. Được dùng để chỉ những khối rubik có hình dạng lập phương như 3×3, 4×4, 5×5, hay các loại biến thể khác… Trong bộ môn speedcubing các bạn có thể ngầm hiểu định nghĩa “cube” và “rubik” là giống nhau. Ngoài ra, để chỉ những khối Rubik lớn hơn 3×3, chúng ta có thuật ngữ Big Cube, magic Cube.
  • Cuber: danh từ chỉ những người chơi Rubik, giải Rubik tốc độ cao, speedcuber Chúng ta không gọi là Rubiker.
  • Cubing: để chỉ tất cả những thứ liên quan, các hoạt động liên quan đến Rubik. Các bạn có thể hiểu “Cubing” là “bộ môn Rubik”, “các hoạt động Rubik” .
  • Block building: xây dựng khối Rubik
  • Speedcubing: là bộ môn giải Rubik với tốc độ nhanh nhất có thể. Hiện trên thế giới đã có các cuộc thi Rubik do tổ chức Rubik thế giới tổ chức (WCA-World Cube Association), là tổ chức đứng ra để tổ chức và quy tụ của nhiều người chơi Rubik đến từ các nước.
  • Fingertricks (FT): là một kỹ năng sử dụng các ngón tay một cách linh hoạt để xoay Rubik một cách tối ưu nhất với thời gian giải ngắn nhất (tính bằng giây). Đây là một kỹ năng cần phải luyện tập thường xuyên, và cực kỳ quan trọng cho những ai muốn theo đuổi trò chơi Rubik này – speedcubing.
  • Look Ahead: Đây cũng là một kỹ năng quan trọng khác trong bộ môn speedcubing. Tạm dịch là “nhìn trước”. Kỹ năng này đòi hỏi khả năng đoán trước các tình huống có thể xảy ra để có cách xoay tối ưu nhất. Do đó, đòi hỏi khả năng linh hoạt của khối óc, kèm theo sự khéo léo của đôi tay để có thể rút ngắn thời gian xoay thông qua việc đoán trước những vị trí của góc, cạnh của khối Rubik trong quá trình giải Rubik.
  • Break-in: “break-in cube”; “break-in lube” là quá trình chơi sau khi các bạn dùng lube (dùng dầu bôi trơn để tra vào rubik, giúp khối Rubik xoay mượt hơn nhanh hơn).
  • Solve: nghĩa là “Giải”, được coi như là 1 lần giải xong khối rubik.
  • Scramble: nghĩa là “Tráo Rubik”, trong các cuộc thi Rubik, sẽ có 1 bộ đề Scramble sẵn. Tất cả các khối Rubik của các thi sinh ở mỗi vòng sẽ được tráo theo đề bài Scramble có sẵn. Độ dài của 1 Scramble thường có từ 20-30 lần xoay.
  • Moves: 1 lần xoay của khối Rubik 90 độ hoặc 180 độ được coi là 1 move.
  • WCA: Hiệp hội Rubik Thế giới (World Cube Association). Là một tổ chức Cubing chính thức, các giải đấu trên thế giới đều được tổ chức bởi Hiệp Hội này. Tất cả thành tích tại các giải WCA đều được lưu lại trong bảng xếp hạng của tổ chức này. Chi tiết vui long tham khảo website của WCA tại: https://www.worldcubeassociation.org/

WCA được thành lập bởi hai người là Ron van Bruchem (Hà Lan) và Tyson Mao (Hoa Kỳ) vào năm 2004 để mở rộng sự phổ biến của Speedcubing trên toàn thế giới.

Hội hội Rubik Việt Nam (VNCA) cũng được tổ chức WCA công nhận vào tháng 10/2022 với thông tin tại (https://vncubeassociation.com)

  • Delegate: người chủ chốt, nắm giữ nhiệm vụ quan trọng trong đơn vị tổ chức, hiệp hội, người đại diện cho WCA đứng ta tổ chức các giải đấu Rubik chuyên nghiệp mang tính quốc tế và được WCA cộng nhận.
  • R (Right) : Mặt Bên phải , L (Left): Mặt Bên trái, U (Up): Mặt bên trên, D (Down): Mặt bên dưới,  F (Front): Mặt phía trước,  B (Back): Mặt phía sau
Cách chơi Rubik 3×3 dễ hiểu nhất cho người mới
  •  Center: Là viên TÂM nằm chính giữa khối Rubik 3×3. Viên Center này sẽ chỉ có 1 màu duy nhất, được gắn vào trục của khối Rubik. Viên Tâm sẽ là viên duy nhất trên khối 3×3, Các Viên Tâm này KHÔNG THỂ đổi chỗ hay hoán vị được cho nhau khi xoay Rubik. 1 khối Rubik 3×3 có 6 màu sẽ có 6 viên tâm.
  • Center Cap: tạm dịch “nắp viên tâm”, là phần nắp đậy của viên Center.
  • Edge: Viên Cạnh, đây là viên nằm ở phần giữa của hàng ngoài cùng. Viên Cạnh sẽ có 2 màu và các Viên Cạnh sẽ ĐỔI CHỖ và HOÁN VỊ đc cho nhau. Có tất cả 12 Viên Cạnh
  • Corner: Viên Góc, Là viên nằm ở các góc của khối Rubik. Viên Góc gồm 3 màu, Viên Cạnh (Edge) sẽ nằm giữa 2 Viên Góc (Corner). Có tất cả 8 Viên Góc, nằm ở 8 phía góc của khối Rubik. Cũng như Viên Cạnh, Chỉ các Viên Góc mới ĐỔI CHỖ và HOÁN VỊ được cho nhau.LƯU Ý: Các Viên Góc (3 màu) không thể đứng vào chỗ của Viên Cạnh (2 màu)
Các viên cạnh và góc của khối Rubik
  • Cubies: Là các viên của khối Rubik, thuật ngữ này ám chỉ Viên Cạnh và Viên Góc.
  • Core: là trục của khối Rubik, Core bao gồm phần nhựa trục, đinh ốc và lò xo.
  • Mod: (modify). tam dịch “thay đổi, đổi dạng theo ý định”. Hiện nay khối Rubik có khả năng được gắn thêm các nam châm (M là Magnet, nghĩa là nam châm), giúp rubik chơi ổn định và tốt hơn. Có lực hút từ các góc, cạnh, tâm, nhằm giúp cho quá trình xoay Rubik sẽ nhanh, mượt và tốt hơn.
  • Sticker: tạm dịch “giấy dán màu”, “dán nhãn”. Đây là những miếng decal màu được dùng để dán lên khối Rubik. Những decal này được làm bằng chất liệu Oracal. Một chất liệu chuyên để sử dụng để sản xuất sticker cho Rubik. Chất liệu này bền, khó tróc rách. Màu sắc sang đẹp, dễ nhìn.
  • Stickerless: phân loại rubik không có viền. Đây là thuật ngữ chỉ các loại Rubik không dùng Sticker màu để dán lên.
  • Inspection: giai đoạn được quan sát trong khoảng 15-30s với khối Rubik trước khi tiến hành xoay, để Bạn có thể định hình look ahead với kỹ thuật xoay nào để có thể tối ưu hóa quá trình xoay để đạt kết quả tốt nhất
  • Average: tốc độ trung bình của những lần xoay
  • Counting: đếm số lần xoay, thời gian xoay/ lần hoàn thành khối Rubik, Chúng ta dùng counting trong phạm vi tính kết quả thành tích trung bình (average) của Cuber. Trong các cuộc thi, thành tích trung bình được tính như sau: Đầu tiên bạn thi đấu năm lần, sau đó loại bỏ đi thành tích tốt nhất (Best)- nhanh nhất và kết quả chậm nhất (Worst) của mình. Trọng tài, người giám sát sẽ chỉ quan tâm tới ba kết quả còn lại mà thôi. Ba kết quả đó được gọi là “ba lần giải được tính kết quả” – “counting solves”.
  • Trigger:  là một chuỗi có từ ba tới bốn bước được tách nhỏ từ thuật toán ra giúp bạn nhớ chính thuật toán đó nhanh hơn. VÍ dụ (R U R’ U), tiếp theo là (R U’ R’ U’) và cuối cùng là sledgehammer (R’ F R F’).
  • Full Step: Một lần giải Full Step là một lần giải không bỏ qua bất cứ bước nào (skip OLL, PLL,…). 
  • Edge Control: kiểm soát cạnh trong quá trình xoay Rubik. Ví dụ U’ L’ U  L hay L F’ L’ F để kiểm soát mặt vàng trước khi hoàn tất tầng 3
  • Layer-by-layer : từng tầng 1, phép xoay theo thứ tự từng tầng 
  • COLL công thức giúp bạn định hướng và hoán vị các góc tầng cuối,
  • Drew Parity và Lucas Parity: xuất hiện trong quá trình giải với công thức của OLL Parity, giải trong trường hợp cạnh cuối cùng bị đảo ngược với khối Rubik 4×4 hoặc lớn hơn. Nó được dùng nhằm mục đích đảo ngược các viên cạnh, đổi chỗ hai viên góc và thay đổi hướng của chúng. Tuy nhiên, Lucas lại khác Drew ở một điểm, đó là thuật toán còn giúp việc đổi chỗ các viên cạnh ở hai mặt bên.
  • EPLL côn thức giúp bạn hoán vị các cạnh còn lại.
  • ZBLL: loạt 494 công thức riêng biệt, giúp bạn hoàn thành tầng cuối cùng bằng cách định hướng các góc và hoán vị góc-cạnh, tất cả chỉ trong một bước duy nhất.
  • CO/CP/EO/EP: “C” viết tắt cho Corner – nghĩa là viên góc, “E” viết tắt cho Edge – nghĩa là viên cạnh. Còn “O” nghĩa là Orientation – định hướng của một viên, và “P” là Permutation – hoán đổi vị trí (hoán vị) của viên đó. 
  • CROSS: Dấu cộng – chữ thập
  • Rotation: Phép xoay, quay
  • Layer (s): Tầng trong khối Rubik
  • Permutate: sự hoán vị, thay đổi chỗ, vị trí
  • CFOP – Cross, F2L (First 2 Layers), OLL (Orientation of the Last Layer) và PLL (Permutation of the Last Layer). Cross, F2L (First 2 Layers), OLL (Orientation of the Last Layer) và PLL (Permutation of the Last Layer) –   kỹ thuật này được phát triển bởi Jessica Fridrich hướng dẫn cách chia khối Rubik thành các lớp-tầng, sau đó tiến hành xoay theo công thức bắt đầu với chữ thập, sau đó giải đồng thời tầng 1 và 2, sau đó định hướng lớp cuối cùng và hoán đổi vị trí lớp cuối cùng
  • Roux: phương pháp giải Rubik nâng cao được phát minh bởi Gilles Roux – một Cuber người Pháp, Phương pháp này tập trung vào việc tạo các block 1x2x3 ở hai bên trước rồi sau đó giải các cạnh còn lại, với số bước giải ít hơn so với CFOP
  • Blindfolded: Bịt mắt và Xoay Rubik
  • One-handed (OH): xoay Rubik 1 tay
  • 3x3x3 cube with Feet (WF): xoay Rubik bằng chân
  • Fewest Move (FMC) : số bước giải Rubik ít nhất
  • Personal Best (PB): thành tích cá nhân tốt nhất
  • World Best (WB) : thành tích thế giới của cá nhân tốt nhất
  • National record (NR) Kỷ lục quốc gia, cá nhân có thành tích tốt nhất tại các giải thi đấu Rubik cấp quốc gia
  • World record (WR): Kỷ lục thế giới, cá nhân có thành tích tốt nhất tại các giải thi đấu Rubik cấp thế giới do WCA tổ chức và công nhận, công bố trên trang thông tin.
  • Did Not Finish (DNF): Không hoàn thành phần thi khi xoay Rubik
  • Flagship: sản phẩm cao cấp, tiêu biểu của nhà sản xuất.
  • Corner Cutting: “khả năng cắt góc”  là giới hạn độ lệch giữa các layer mà chiếc Rubik vẫn cho phép bạn xoay được.
  • Hiện trên thế giới có nhiều công ty sản xuất Rubik nổi tiếng như QiYi, MoYu, GAN và DaYan

Các kênh Youtube hay của Cuber chuyên nghiệp nên xem như Feliks Zemdegs, J-perm, Thom Barlow, Jules Manalong, Austin Moor, Alexander Lau, hay Kian Mansour.

Các loại RUBIK biến thể khác bên cạnh 3x3x3 Rubik, 4x4x4 Rubik 5x5x5 Rubik, 7x7x7 Rubik thì còn có các loại Rubik biến thể khác như Megaminx, Pyraminx, Skewb, square-1, Blinfolded, multi-blind, cube

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

admin

KidsCre8tive cung cấp các khóa học phát triển kỹ năng toàn diện, giúp trẻ phát triển về tư duy và kỹ năng sáng tạo, thông qua các môn học như Cờ vua, Cờ tướng, Rubik, Vẽ, Piano và Robotics.

Để lại một bình luận