Ta thường hay nói cha mẹ là người hiểu con trẻ nhất, đúng vậy, quá trình đó không chỉ nằm ở mức độ nuôi con trưởng thành, mà còn bao gồm quá trình thấu hiểu tinh thần, cảm xúc. Hai quá trình này rất quan trọng và bổ trợ nhau, quyết định sự thành công trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ của các bậc phụ huynh. Nuôi dưỡng con trưởng thành là câu hỏi thường xuyên của các bậc phụ huynh, vậy quá trình thấu hiểu cảm xúc liệu các bậc phụ huynh đã thật sự tìm ra một giải pháp chính xác? Hãy cùng KidsCre8tive tìm lời giải đáp cho việc làm thế nào để hiểu tâm lý con trẻ.
Đề mục:
Tâm lý trẻ em là gì?
Sự phát triển tâm lý trẻ em được thể hiện qua nhiều lĩnh vực khác nhau – bao gồm khả năng nhận thức, cảm xúc/ tình cảm/ ý chí, ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội và sự phát triển những thuộc tính mới của nhân cách. Sự phát triển tâm lý là bước đầu trong quá trình hình thành nhân cách trẻ em. Do đó, vai trò của sự phát triển tâm lý trẻ em đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trong tương lai rất quan trọng.
Vậy làm thế nào để hiểu được tâm lý con trẻ?
Dưới đây là những lời khuyên bổ ích để bạn có thể hiểu được những gì đang xảy ra trong tâm trí của con bạn.
1/ Quan sát và dành thời gian cho con:
Để nắm bắt tâm lý và nuôi dạy trẻ tốt, cha mẹ cần quan sát, dành thời gian cho con; tôn trọng con. Một trong những bí quyết cơ bản nhất tuy nhiên lại đạt kết quả cao nhất để hiểu về tâm lý trẻ đó chủ đạo là quan sát. Hãy biểu hiện mong muốn thực tế của bạn đến những gì con bạn đang làm hoặc đang nói, quan sát thực hiện và đại diện, tính khí của chúng khi ăn, ngủ và chơi. Hãy nhớ rằng con của bạn là độc nhất và có thể nó sẽ có một tính khí nổi bật nào đó kể cả những lúc nó lớn lên. Hãy tự hỏi mình bằng một vài câu hỏi để có thể giúp bạn hiểu được tâm lý của những đứa trẻ:
-Con thích làm gì nhất? Con bạn phản ứng như thế nào khi chúng gặp phải điều chúng không thích chẳng hạn như phải ăn rau, ngủ sớm hay phải làm bài tập về nhà?
-Xã hội là như thế nào với chúng? Liệu con bạn có muốn chia sẻ hay thử làm những điều mới mẻ trong cuộc sống hay không?
-Con bạn làm quen với những môi trường xung quanh trong bao lâu? Liệu chúng có nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi mới trong môi trường quanh mình hay không?
Trong khi bạn tự trả lời những câu hỏi này hãy nhớ chỉ quan sát thật chăm chú và đừng so sánh con bạn với bất kì đứa trẻ nào cả, vì đó không chỉ giúp tăng áp lực đối với việc bạn dạy con mà còn làm đứa trẻ cảm thấy mình bị kém cỏi hơn khi bị so sánh với những đứa trẻ khác.
2/ Dạy con bằng ví dụ và sự đồng cảm:
Khi con gặp phải một vấn đề khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, việc các bậc phụ huynh có thể làm ngay lúc này đó là: “giải thích với con rằng mọi người ai cũng đều phải trải qua những cảm giác đó, điều đó sẽ giúp bản thân con vui hơn”, đồng thời khẳng định con luôn có cha mẹ bên cạnh. Chia sẻ với con về những kinh nghiệm mà cha mẹ đã trải qua và suy nghĩ của bản thân cha mẹ khi buồn hay những lỗi lầm mà cha mẹ từng mắc phải. Con sẽ học được nhiều hơn từ khi được chia sẻ những ví dụ từ chính cuộc sống của cha mẹ. Điều này sẽ giúp con dễ đồng cảm và xử lý cảm xúc tốt hơn.
3/ Cho con không gian riêng:
Trẻ em cũng như người lớn, luôn tồn tại trong mình những suy nghĩ tâm tư riêng, vì vậy các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Có những khoảng thời gian con trẻ không muốn nói chuyện về vấn đề của chúng. Mặc dù đó có thể là vấn đề rất cần được quan tâm nhưng cũng sẽ là hợp lý khi cho con có thời gian của riêng mình để tự giải quyết vấn đề đó. Khi trẻ đã sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ, điều cha mẹ có thể làm là lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ con khi cần thiết. Việc cha mẹ tôn trọng không gian riêng của con là rất cần thiết vì đó là nền tảng của việc giải quyết hiệu quả các vấn đề cảm xúc này.
4/ Định hướng và khuyên nhủ con thay vì ép buộc:
Cha mẹ thường hay than phiền rằng tại sao con cái họ rất ít khi nghe lời. Lý do vì sự giao tiếp cơ bản giữa cha mẹ và con cái đã không được kết nối đúng cách để khiến cho con cái tin tưởng họ, và nhiều trường hợp khiến con cái trở nên nhạy cảm và không dễ tiếp nhận hơn. Thay vì kiểm soát, bác bỏ và không thể hiện tình cảm, các bậc phụ huynh nên định hướng, khuyên nhủ con cái mình nhiều hơn, tìm cách hiểu suy nghĩ và đặt vị trí của mình ở đó thì tinh thần hợp tác giữa bạn và con cái sẽ bắt đầu hình thành và sẽ có sự kết nối chặt chẽ hơn trong gia đình.
Trên đây là một số chia sẻ đứng ở góc nhìn có thể hữu ích dành cho các bậc phụ huynh. Hy vọng mỗi bố mẹ sẽ có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, cẩn thận trước khi đề ra kế hoạch giáo dục cho con phù hợp, đúng đắn và xây dựng phương pháp nuôi con hợp lý. Hãy yêu thương con, để con cái sống trong sự dịu dàng đầy tình thương, sự tích cực và thấu hiểu.
Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
Hoàn thiện Nhân cách – Phát triển Tư duy
221 Thích Quảng Đức, P4, Phú Nhuận
M: 0886002680 / 0886002860
E: kidscre8tive@gmail.com