Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiêm, tâm sự với nhau nhiều điều thú vị.

Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, tôn trọng nó”

Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.

Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 5-6 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo: môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình…

Chính vì thế, để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ tích lũy được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng” số vốn” đó một cách thành thạo.


Ngôn ngữ giúp cho người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ những cảm xúc và xác lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội.Ngôn ngữ có thể nói là một thứ công cụ để tổ chức xã hội,để duy trì mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, và được dùng trong cả học tập, vui chơi giải trí, và phát triển cùng sự hình thành của loài người. 

Để có vốn từ phát triển trước tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển vốn từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ.Quá trình này iên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.

Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó trẻ bị tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ môi trường xung quanh. Môi trường gắn với trẻ nhiều nhất là gia đình và trường học, chính vì vậy, việc chủ động giao tiếp với Bé càng nhiều sẽ giúp cho Bé phát triển ngôn ngữ càng tốt.

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

Để lại một bình luận