HỌC TỰ DUY LOGIC VÀ GIA TĂNG SỰ TƯỞNG TƯỢNG TỪ CỜ VUA !!!
Tư duy logic và sự tưởng tượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách của Trẻ. Vậy, thông qua việc học Cờ vua có giúp trẻ hình thành những điều này không ?
Một bạn nhỏ từ việc mới bắt đầu tập chơi Cờ vua thành một vận động viên thi đấu chuyên nghiệp cần khá nhiều thời gian và đòi hỏi một sự kiên trì, tập trung cao độ. Từ việc chưa thích chơi cờ vua, làm sao để trẻ có nhiềm đam mê với cờ vua, dòi hỏi kỹ năng và việc truyền cảm hứng của giáo viên.
Vậy nên bắt đầu từ lứa tuổi nào là phù hợp và thời gian cần trong bao lâu, và yếu tố nào sẽ chi phối và tác động lớn nhất giúp hình thành nên phong cách chơi cờ của bé ?
Theo quan điểm cá nhân, trẻ càng bắt đầu càng sớm càng tốt, từ 4 tuổi. Giai đoạn này, trẻ đã có khả năng nhận biết và phân biệt được quân Cờ, vậy với tuổi này, chúng ta nên dạy gì cho Bé, và tiếp cận, làm quen với Cờ như thế nào là phù hợp nhất ?
Khi trẻ 4 tuổi, khả năng nhận thức và nhận biết của trẻ chưa cao, trẻ chỉ có khả năng phân biệt được những màu sắc cơ bản như đen, trắng, những hình cơ bản như vuông, tròn, tam giác, ngôi sao….Chỉ sau khoảng 1 tháng, Trẻ có thể biết cơ bản về cờ vua. Giai đoạn này chính là giai đoạn tạo sự hứng thú với việc chơi cờ vua, tập cho con cách quan sát quân cờ, cách di chuyển quân, và làm quen với các ô vuông trên bàn cờ, tính tương phản và đối xứng với nhau. Giai đoạn này, trẻ nên bắt đầu làm quen với việc chơi cờ, làm quen với các quân cờ và cách đi quân cơ bản, làm quen với bàn cờ, và quan sát tính đối xứng giữa các ô.
Tuổi để tham gia các giải thi đấu cờ ?
Bé có thể thi đấu giải ở lứa giai đoạn 6-7 tuổi, vậy nếu bắt đầu học chơi cờ vua từ khi 4 tuổi, Bé có 2-3 năm làm quen với Cờ, vậy khả năng của bé sẽ ra sao với các bé làm quen với Cờ chậm hơn (nếu giả định các yếu tố khác tác động là như nhau, ví dụ phương pháp dạy, nội dung bài học, và tư duy phát triển của Bé).
Việc tiếp thu kiến thức của các Bé sẽ theo thời gian và không Bé nào giống Bé nào, vì vậy, Cha mẹ chỉ nên quan tâm tới việc Trẻ đã tiến bộ ra sao, thay vì so sánh Con với các bạn khác. Qua mỗi lần tham gia các giải đấu là một lần trải nghiệm, và rút kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên không phải giải đấu nào cũng phù hợp với Trẻ. Việc giao lưu thực tế, sẽ giúp Trẻ có nhiều cơ hội để học hỏi hơn, để định hướng cho việc chuẩn bị học cờ 1 cách nghiêm túc hơn, với những mục tiêu cụ thể, cũng như phấn đấu, và mục tiêu cho các giải tiếp theo. Thắng hay thua với bé giai đoạn này không quá quan trọng, chính vì vậy, Cha Mẹ cũng không nên tạo áp lực quá nhiều cho các con trong quá trình thi đấu, mà hãy để các CON thi đấu thoải mái, đúng với thực chất. Vì yếu tố tâm lý, may mắn, cũng như trình độ thực sự của các con sẽ phản ánh và lộ ra hết trong quá trình thi đấu, dần dần các con sẽ tích lũy kinh nghiệm để có thể tham gia những giải đấu lớn hơn.
Việc chuẩn bị kỹ cho mỗi giải đấu cần thực hiện bởi những giáo viên đủ chuyên môn. Việc khuyến khích các con trong quá trình thi đấu cũng vô cùng quan trọng, nhằm giúp các Con tự tin hơn trong từng giải để luôn mang theo tinh thần “Thắng không kiêu, bại không nản” và sự quyết tâm cao trong từng giải đấu.
Giai đoạn mới bắt đầu học chơi cờ vua, nên cho các bé học những nội dung gì?
Ở giai đoạn đầu, chúng ta nên cho các bé học cách quan sát vị trí các quân cờ, bình tĩnh, suy nghĩ cẩn trọng trước từng nước đi. Trẻ sẽ hình thành thói quen, tập cách suy nghĩ trước khi cầm quân cờ để di chuyển. Giai đoạn này mất rất nhiều thời gian, vì đa số các bé trong giai đoạn đầu thường đi cờ rất nhanh, đôi khi kết thúc ván cờ trong vòng 10-15 phút, với rất nhiều lỗi mất quân gặp phải. Lồng ghép với việc dạy kỹ năng quan sát và suy nghĩ kỹ trước khi di chuyển quân. Giai đoạn này, chúng ta có thể kết hợp dạy trẻ cách quan sát và miêu tả những vật dụng xung quanh nhà, hoặc trong phòng, để tạo cảm giác hứng thú, quen thuộc và gần gỮi với bài học của mình, và cờ vua gần gũi với cuộc sống như thế nào trong cách dạy trẻ về tư duy, cũng như tập luyện cho Trẻ khả năng kiên trì.
Việc hình thành thói quen cẩn trọng trong suy nghĩ, với những bài tập làm quen như an toàn điện, gas trong gia đình, sẽ giúp trẻ hình thành khả năng cẩn thận, tiết kiệm khi ra khỏi nhà, cần tắt đèn, quạt, và các vật dụng có sử dụng điện, khi ra khỏi phòng. Điều này hình thành cho trẻ thói quen tiết kiệm và an toàn trong sử dụng điện, và các vật dụng liên quan khi ra khỏi nhà.
Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn để các bé tưởng tượng và tính toán các nước đi, bé có khả năng suy nghĩ, tưởng tượng và tính toán được trước nhiều nước đi. Điều này sẽ giúp bé phân tích tình huống tốt hơn trong thực tế. Sự tưởng tượng sẽ giúp cho bé phát triển mạnh khả năng tính toán, sáng tạo, giúp bé cảm nhận tình huống và mau chóng tìm ra giải pháp tối ưu, cũng như đưa ra các quyết định chính xác hơn.
Giáo viên tại KidsCre8tive luôn mang trong mình nhiệm vụ đồng hành cùng Quý Phụ Huynh để tiếp thêm sức mạnh cho các con tự tin vươn lên, chủ động và cẩn trọng trong suy nghĩ, sáng tạo trong học tập và công việc, thông qua các môn học như Cờ vua, Vẽ, nhạc, Robotics.
#Trung tâm phát triển kỹ năng Trẻ KidsCre8tive
#Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận
Web: https://kidscre8tive.org/ – https://kidscre8tive.edu.vn/
E: info@kidscre8tive.org; kidscre8tive@gmail.com
M: 0886 00 2860
#KidsCre8tive #Kids_Sáng_Tạo
#chess #cờ_vua #hoc_co_vua #choi_co_vua #day_co_vua_cho_tre
#kỹ_năng #tư_duy #phản_biện #sáng_tạo
#tự_tin #tự_lập
#Cờ_vua_Phú_Nhuận
#Piano_Phú_Nhuận
#Vẽ_Phú_Nhuận
Học Cờ vua, Chơi Cờ vua, dạy Cờ vua cho trẻ em và người lớn, piano, vẽ, mỹ thuật, quận 1, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, TP. Thủ Đức, Quận 12, Quận 3, Quận 5, Quận 10, Quận 11, Quận 8, Quận 7
KidsCre8tive Chess Academy, Teaching Chess for kids, chess Club Ho Chi Minh, Chess game, Chess programs taught in English, Chess Class for kids Ho Chi Minh City, art, drawing, water colouring, painting for kids, District 2, District 7, District 5, Thu Duc City, Phu Nhuan District, Tan Binh District