Giải Rubik tầng 3 là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình giải Rubik. Tầng 3 thường được giải qua hai giai đoạn chính: định hình lớp cuối cùng (OLL – Orienting the Last Layer) và hoán đổi vị trí các khối màu sắc (PLL – Permuting the Last Layer). Dưới đây là một số công thức cơ bản cho giai đoạn OLL và PLL:
Đề mục:
Giai đoạn OLL (Định hình lớp cuối cùng)
- Công thức đưa tất cả các mặt màu sắc về đúng vị trí (đưa “mặt trăng” về trạng thái “mặt trời”):
- R U2 Ri U Ri U Ri U2 R2
Giai đoạn PLL (Hoán đổi vị trí các khối màu sắc)
- Công thức hoán đổi vị trí 2 khối góc đối diện:
- R2 U R U Ri Ui Ri Ui Ri U Ri
- Công thức hoán đổi vị trí 2 khối cạnh kề nhau:
- R U Ri U R U R U Ri Ui Ri
Trong đó, các ký hiệu được hiểu như sau:
- U: xoay mặt trên (Up) theo chiều kim đồng hồ
- Ui: xoay mặt trên (Up) ngược chiều kim đồng hồ
- R: xoay mặt phải (Right) theo chiều kim đồng hồ
- Ri: xoay mặt phải (Right) ngược chiều kim đồng hồ
Bước 1: Tạo hình chữ thập ở tầng 3
Mục tiêu mong muốn
Bước đầu tiên trong việc giải tầng 3 Rubik đó là tạo một hình chữ thập màu vàng ở tầng 3 này, nhưng không cần đúng màu với các mặt cạnh. Kết quả của bước 3 sẽ trông như sau ( màu xám là màu mà bạn không cần quan tâm đến).
Cách thực hiện
Cách 1: Ở bước này, mặc dù chúng ta có 3 trường hợp của tầng 3 là: chỉ có 1 Dot, có 3 Dot hình chữ L, có 3 Dot theo đường thẳng. Nhưng phương pháp ở bước này chỉ cần một công thức đó là: F R U R’ U’ F’.
– Trong trường hợp 1 Dot: chúng ta cần xoay công thức này ba lần
– Trong trường hợp 3 Dot chữ L: chúng ta cần xoay hai lần
– Trong trường hợp 3 Dot đường thẳng nằm ngang: chúng ta xoay công thức này 1 lần
Lưu ý: Khi đó tầng 3 của khối Rubik sẽ lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình dưới. Hướng của khối Rubik rất quan trọng, ví dụ: hình dạng “L” phải có dạng như minh họa và đường thẳng phải nằm ngang.
Cách 2: Đây là 1 cách làm tắt, nếu như bạn đang ở dạng chữ L, bạn sẽ có thể chuyển ngay đến dạng chữ thập mà chỉ cần xoay 1 lần công thức là: F U R U’ R ‘F’
Bước 2: Hoán vị các viên cạnh màu vàng
Mục tiêu mong muốn
Sau bước 1, chúng ta có một hình chữ thập màu vàng ở lớp cuối cùng, nhưng màu của các mặt cạnh có thể không đúng. Kết quả của bước 2 chính là đưa các mặt cạnh của hình chữ thập về đúng với màu tâm các mặt cạnh.
Cách thực hiện
Thực hiện công thức (R U) (R’ U) (R U2) R’ U để hoán vị giữa cạnh vàng mặt F với cạnh vàng mặt L.
Xem xét thử 2 trường hợp ví dụ áp dụng dưới đây như sau:
– Trường hợp 1: Hai viên cần hoán vị cho nhau lần lượt ở mặt Trước và mặt Trái như hình. Sử dụng công thức 1 lần : R U R’ U R U2 R’ U
– Trường hợp 2: Nếu hai viên cần hoán vị với nhau 2 hai mặt đối diện như hình, chúng ta cần thực hiện công thức R U R’ U R U2 R’ U 2 lần . Tuy nhiên giữa mỗi lần thực hiện công thức, bạn cần điều chỉnh lại cách cầm Rubik để đảm bảo hoán đổi đúng các viên cạnh kề nhau (bằng phép xoay cả khối y2).
Bước 3: Đưa các viên Góc vàng về đúng vị trí, có thể sai hướng
Mục tiêu mong muốn
Sau bước số 2, chúng ta gần như là hoàn thành Rubik, chỉ còn lại 4 góc của tầng 3 mà thôi. Chúng hiện có thể đang không ở đúng vị trí của mình. Nhiệm vụ của bước 3, đó là đưa các viên góc này về đúng vị trí, nhưng không cần đúng hướng mặt. Đúng vị trí được hiểu là 3 màu của viên góc là 3 màu của 3 mặt xung quanh vị trí của nó, nhưng không cần khớp nhau.
Cách thực hiện
Công thức sử dụng ở bước này là U R U’ L’ U R’ U’ L
Ở bước này, một điều thú vị chúng ta sẽ thấy rằng: sẽ luôn chỉ có 0, 1 hoặc là 4 viên góc ở vị trí đúng.
– Nếu có 1 viên góc ở vị trí đúng: Cầm khối Rubik sao cho viên đúng này ở vị trí FRU ( Mặt trước, phía trên, bên trái, có chữ OK như hình). Áp dụng công thức: U R U’ L’ U R’ U’ L 1 lần
Trong thường hợp đã xoay một lần nhưng các viên góc chưa về vị trí, bạn có thể xoay thêm 1 lần nữa.
– Nếu không có viên góc nào ở vị trí đúng: bạn cần thực hiện công thức trên khoảng 2 lần để tạo được 1 góc đúng, áp dụng cho góc nào cũng được.
– Nếu cả 4 viên góc đúng : thì chúc mừng bạn, bạn có thể chuyển ngay tới bước 7.
Do tính chẵn lẻ, số lượng các khối màu vàng được định vị chính xác bị giới hạn trong ba trường hợp: không có mảnh góc màu vàng nào ở đúng vị trí, hoặc chỉ có một hoặc cả bốn mảnh đều đúng.
Bước 4: Hoàn thành khối Rubik
Sau bước 3, chúng ta đã có mặt tầng 3 với hình như thập vàng và các góc vàng đúng vị trí. Tuy nhiên, các góc này có thể đang sai màu so với các mặt cạnh. Nhiệm vụ cảu bước 4 chính là định hướng lại các góc này để Hoàn thành khối Rubik.
– Giữ khối lập phương trong tay để viên mà bạn muốn định hướng nằm ở FRU (Mặt trước, góc trên bên phải).
– Thực hiện chẵn lần (2,4 lần) công thức sau: R’ D’ R D để định hướng đúng góc này. Mặt Rubik sẽ xoay tại chỗ theo chiều kim đồng hồ, dừng lại khi mặt vàng đúng vị trí. Lưu ý: Việc xáo trộn các tầng 1, 2 không có vấn đề gì cả vì chúng sẽ tự về vị trí đúng sau khi bạn giải xong tất cả các góc sai.
– Dùng U/ U’ di chuyển 1 viên góc cần định hướng khác đến FRU và áp dụng công thức trên để hoàn thành các góc và khối Rubik.
– Lặp lại các bước trên để hoàn thành định hướng mọi góc sai còn lại.
Lưu ý: Ngoài viên góc đầu tiên, tất cả các viên khác chỉ sử dụng U và U’ để di chuyển các góc đó tới vị trí FRU.
Ví dụ: Các trường hợp giải định hướng góc tầng 3 cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: Có 2 góc cần định hướng và liền nhau
– Trường hợp 2: Có 3 góc cần định hướng
– Trường hợp 3: Có 2 góc cần định hướng và đối diện nhau
– Trường hơp 4: Có 4 góc cần định hướng
Các công thức trên là cơ bản và rất quan trọng trong việc giải tầng 3 của Rubik. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giải Rubik không chỉ dựa vào việc học thuộc lòng các công thức mà còn cần sự luyện tập thường xuyên và khả năng quan sát, phán đoán tình huống để áp dụng linh hoạt các công thức.