Giải rubik 3×3 với CFOP cơ bản
CFOP là từ viết tắt cho các chữ cái đầu của từng giai đoạn. Như vậy chúng ta sẽ có 4 bước sau đây:
- Bước 1: Tạo dấu cộng ở mặt đáy (Cross cfop)
- Bước 2: Giải quyết hoàn toàn hai tầng đầu tiên (F2L)
- Bước 3: Định hướng cho tầng cuối (OLL)
- Bước 4: Hoán vị cho tầng cuối (PLL)
Lưu ý: Hầu như các hướng dẫn giải Rubik thường mặc định bắt đầu bằng mặt trắng ở dưới đáy và kết thúc bằng mặt vàng. Tuy nhiên, nó không bắt buộc.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các ký hiệu của khối Rubik trước khi đi vào từng bước của CFOP.
Khối Rubik 3x3x3 có 6 mặt với các tông màu khác nhau, chúng được ký hiệu theo chữ cái đầu tiên được viết Hoa bằng tiếng Anh như sau
Đại diện bởi các từ viết tắt của những chữ cái ban đầu bao gồm R (Right) , L (Left), U (Up), D (Down), F (Front), B (Back) hình dưới:
Lưu ý: Màu sắc trong ký hiệu ở trên có thể sẽ khác với màu của khối Rubik Bạn đang dùng, nên chúng ta chỉ quan tâm tới vị trí và ký hiệu của Khối Rubik, không quan tâm tới màu sắc, vì nó có thể khác nhau đối với từng khối Rubik của các nhà sản xuất khác nhau.
Đề mục:
Những kí hiệu các lớp
M: Là lớp nằm giữa mặt trái – L và mặt phải R
E: Là lớp nằm giữa hai mặt trên – U và mặt dưới D
S: Là lớp nằm giữa mặt trước – F và mặt sau B
Xoay khối Rubik 3×3 theo lớp – Cách xoay M
Khi bạn thấy viết chữ cái theo thứ tự như sau (hay chúng ta gọi là công thức) R L U D F B E M S, điều này được giải thích như sau : Bạn sẽ tiến hành xoay khối Rubik theo các mặt với góc 90 độ theo chiều kim đồng hồ lần lượt theo thứ tự. Bạn sẽ xoay khối Rubik như sau, xoay khối Rubik theo chiều kim đồng hồ 90 độ cho các kí hiệu lần lượt theo thứ tự Bên phải 1 lần, bên trái 1 lần, trên 1 lần, dưới 1 lần, trước 1 lần, sau 1 lần, sau 1 lần, lớp giữa hai mặt trên và dưới 1 lần, lớp giữa mặt trái và phải 1 lần và lớp giữa của mặt trước và sau 1 lần.
Lưu ý khi xoay Khối Rubik – GIải khối Rubik, chúng ta cầm 2 tay xoay khối Rubik, mặt hướng về phía mình phía trước là mặt F (Front). Khi thấy ký hiệu R, ta dùng tay phải xoay mặt R 90 độ theo chiều kim đồng hồ, và xoay khối Rubik tương tự cho các ký hiệu khác.
– Khi viết các chữ cái với dấu ‘ hoặc chữ i đằng sau như R’ L’ U’ D’ F’ B’ E’ M’ S’ hoặc Ri Li Ui Di : nghĩa là Bạn sẽ xoay khối Rubik theo chiều ngược với kim đồng hồ 90 độ.
- Khi viết chữ in hoa và thêm số 2 đằng sau các kí hiệu như R2 nghĩa là Bạn sẽ xoay các mặt tương ứng 2 lần hay 180 độ ( theo chiều nào cũng được ).
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách xoay Rubik theo công thức CFOP
Bước 1: Tạo dấu cộng ở mặt đáy (Cross CFOP)
Mục tiêu là tạo một dấu cộng màu trắng ở đáy D và các viên cạnh phải khớp với màu tâm các cạnh bên. Trong hầu hết các trường hợp, tạo cross được coi là hiệu quả nhất khi bạn chỉ cần 6 lần xoay và không bao giờ nhiều hơn 8 lần.
Việc làm dấu cộng trong CFOP sẽ khác hơn chút so với cách giải của người mới. Một số lưu ý nho nhỏ:
- Hãy úp mặt trắng xuống để không tốn thêm thời gian lật lại và chuẩn bị tốt hơn cho bước sau (F2L).
- Học thuộc bảng màu và vị trí của các mặt khối Rubik. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình đang làm gì, mặc dù không nhìn xuống đáy.
- Một số Cuber thích giải dấu cộng khi đặt mặt trắng bên phải nhưng theo tôi, đặt ở dưới bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn và áp dụng Finger Trick một cách dễ dàng.
- Và trên hết, cố gắng tìm hiểu cách khối Rubik hoạt động để đưa ra các bước xoay ngắn nhất.
Bước 2: Giải quyết hai tầng đầu tiên (First two Layer – F2L)
Sau khi tạo Cross, công việc tiếp theo là giải quyết hoàn toàn hai tầng đầu tiên. F2L bao gồm 41 trường hợp khác nhau, ứng với mỗi trường hợp là một dãy công thức ngắn. Mặc dù vậy, việc giải F2L nên được thực hiện bằng cách tự nghiệm, bạn chỉ cần học một vài trường hợp để hiểu được cách hoạt động rồi tự áp dụng cho những cái sau.
Chúng ta có 8 mảnh cần thiết để hoàn thành bước này, bao gồm: 4 viên góc ở tầng một và 4 viên cạnh ở tầng giữa. Nhìn chung, F2L bao gồm hai bước nhỏ:
- Tìm và đưa một cặp góc-cạnh (pair) phù hợp lên mặt trên U.
- Chèn cặp góc-cạnh trên vào đúng khe của nó.
Bước 3: Định hướng cho tầng cuối (Orientation of the Last Layer – OLL)
Bước thứ ba của CFOP là định hướng cho tầng cuối cùng, nó sẽ khiến cho toàn bộ mặt trên của khối Rubik có một màu (như trong ảnh dưới là màu vàng). OLL có tổng cộng 57 trường hợp khác nhau, thực sự là quá nhiều đối với người mới nên tốt nhất là hãy bắt đầu với 2 look OLL trước.
Bước 4: Hoán vị cho tầng cuối (Permutation of the Last Layer – PLL)
Bước thứ tư và cũng là bước cuối cùng của CFOP là hoán vị tầng ba (a.k.a PLL). Sau khi định hướng cho mặt trên cùng, việc tiếp theo là hoán vị lại 4 viên cạnh và 4 viên góc ở tầng ba để chúng về đúng vị trí.
Hãy cùng tham gia các lớp học Rubik, dạy Rubik tại Câu lạc Bộ Rubik KidsCre8tive Club (KidsCre8tive Rubik Club) của trung tâm phát triển Kỹ năng trẻ KidsCre8tive với Giáo viên, kỷ lục gia hàng đầu về Rubik của Việt Nam nhé.
KidsCre8tive Rubik Club
221 Thích Quảng Đức Phú Nhuận Tp.HCM
HOTLINE: 0886002680
www.facebook.com/kids.cre8tive.rubik
Https://KidsCre8tive.edu.vn