Nếu như cha mẹ nghĩ rằng dạy một đứa trẻ biết cách tôn trọng là dễ, thì cha mẹ đã sai lầm rất lớn. Tại sao lại sai lầm?.
Cùng tìm hiểu về vấn đề, để hiểu rõ hơn về cách “dạy trẻ biết cách tôn trọng” sao cho phù hợp nhé?
Đầu tiên ta nên hiểu rằng: Tính cách của một đứa trẻ do môi trường và sự giáo dục quyết định. Tuy mỗi trẻ đều có những cá tính khác nhau, nhưng tất cả đều cần được dạy dỗ để biết tôn trọng người khác. Từ lúc chào đời, trẻ đã biết được làm thế nào để khiến cho mọi người đáp ứng yêu cầu của mình, đây cũng chính là bản năng của mỗi người. Nhiệm vụ của bố mẹ ở đây chính là dạy con biết được làm thế nào để có thể nhờ vả người khác một cách tôn trọng nhất. Đặc biệt Bạn phải nhớ rằng: trẻ không phải là bạn của mình. Bố mẹ phải nhớ rằng trẻ là con của bạn chứ không phải bạn bè của mình. Vai trò của bạn là hướng dẫn trẻ làm thế nào để thích nghi với xã hội, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn dạy trẻ cách cư xử với người khác nữa chứ không chỉ với riêng bố mẹ. Một ngày nào đó khi trẻ lớn lên, tình cảm giữa bạn với trẻ sẽ khắng khít và gần gũi hơn. Nhưng nếu trẻ đang còn nhỏ, nhiệm vụ của bạn ở cương vị bố mẹ là giáo dục, hướng dẫn và đặt giới hạn cho trẻ.
Đôi khi người lớn chúng ta lại nhầm lẫn giữa sự tôn trọng và nỗi sợ, rồi dùng điều ấy như một cách khiến trẻ nghe lời. Nếu như bạn nghe con mình nói rằng “con rất nghe lời bố/mẹ của con vì bố/mẹ sẽ đánh đòn nếu con làm gì đó sai” thì có thể bạn cần điều chỉnh cách dạy con của mình một chút vì trẻ đang sợ bạn chứ không phải là tôn trọng bạn. Bạn cũng có thể thấy các trẻ khi đi học thường rất nghe lời thầy cô giáo vì sợ bị đánh. Điều đó cũng không phải là tôn trọng mà là sợ hãi. Bên cạnh đó, thay vì dạy trẻ sợ hãi, bạn nên bắt đầu lắng nghe ý kiến của trẻ. Thật khó để có thể kiên nhẫn nghe trẻ nói hết, khi mà trẻ mới chỉ 2 tuổi hoặc hơn. Tuy nhiên, lắng nghe luôn chính là phương pháp nuôi dạy con hiệu quả nhất. Khi lắng nghe, bạn nên cúi xuống hoặc ngồi xuống ngang bằng với trẻ, nhìn vào mắt trẻ để thể hiện rằng: “Ừ, bố/mẹ đang lắng nghe con đây”. Việc bạn biết lắng nghe sẽ là tấm gương dạy trẻ biết cách lắng nghe người khác.
Đề mục:
1. Hãy tôn trọng trẻ
Khi thấy trẻ vô lễ hoặc không tôn trọng người khác, bố mẹ cần phải sửa chữa hành vi của trẻ ngay lập tức, tất nhiên là với thái độ hết sức tôn trọng con. Việc dạy con mà vẫn phải tỏ ra tôn trọng con nghe có vẻ kì lạ nhưng bạn nên nhớ rằng la mắng không phải là cách tốt nhất để dạy dỗ trẻ. Nếu để những biểu hiện giận dữ đó tác động, bạn sẽ khó mà dạy dỗ trẻ hiệu quả được. Thay vào đó, bạn có thể tìm một không gian riêng và thẳng thắn nói chuyện với trẻ, bạn không cần phải quát tháo và khiến trẻ xấu hổ. Việc bạn đưa con ra một chỗ riêng tư và nói cho con biết việc mình làm là sai với thái độ hết sức cứng rắn sẽ khiến trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn, nếu cần bạn cũng có thể cho con biết trẻ sẽ phải bị phạt những gì nếu vi phạm những lỗi trên một lần nữa. • Hãy khen ngợi con một cách cụ thể khi trẻ tỏ ra tôn trọng người khác Bố mẹ có thể khen ngợi mỗi khi trẻ có những hành vi tốt, nhưng thay vì chỉ nói đơn giản “tốt”, “ngoan”, bạn có thể nói chi tiết hơn rằng: “Con biết đứng xếp hàng mua bánh là ngoan lắm”. Khi bạn khen ngợi một cách rõ ràng, trẻ sẽ dần ý thức về hành vi tốt và cảm thấy bố mẹ đánh giá cao những nỗ lực của mình. Nếu đã đề ra những hành vi “nên làm” cho trẻ nhưng vẫn lo trẻ không thực hiện đúng, bạn có thể đặt ra những yêu cầu cho trẻ. Ví dụ như khi gia đình sắp đi ăn, bạn có thể nói với trẻ là bạn muốn trẻ ngoan ngoãn, không quấy khóc, không vòi vĩnh và phải lễ phép với người lớn. Việc dạy trẻ trước không chỉ giới hạn hành vi của trẻ mà trong một vài trường hợp giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn nếu trẻ làm đúng những gì bố mẹ dặn. Trẻ sẽ biết được trong trường hợp đó thì trẻ phải làm gì và nếu trẻ không làm đúng như những gì bạn đề ra thì sẽ bị phạt. Nếu như kết thúc buổi đi chơi bên ngoài đó và trẻ rất nghe lời, bạn có thề khen thưởng trẻ, nhưng nếu trẻ không nghe lời, bạn hãy cứ thực hiện hình phạt mà ban đầu bạn đã nói với trẻ.
· 2. Đừng nghĩ rằng trẻ xúc phạm bạn khi trẻ tỏ ra thiếu tôn trọng
Một trong những sai lầm lớn nhất của bố mẹ là cảm thấy trẻ đang “chĩa mũi dùi” vào mình mỗi khi trẻ tỏ ra chống đối hay thiếu tôn trọng. Thực ra, những đứa trẻ khác cũng có thể cư xử giống hệt vậy với bố mẹ của chúng. Khi đó, bố mẹ nên ứng xử với hành vi của con càng khách quan càng tốt. Khi bạn không tìm được cách hiệu quả nhất để xử lý với hành vi của trẻ, bạn có thể cảm thấy bất lực và hoảng loạn. Khi bố mẹ cảm thấy bất lực, bạn cũng xu hướng làm quá mọi thứ lên hay tảng lờ hết tất cả mọi việc và xem như trẻ chưa làm gì sai hết. Cho dù bạn phản ứng lại với trẻ bằng cách nào trong 2 cách trên thì chúng cũng không giúp ích gì trong việc giúp trẻ biết tôn trọng người khác hơn. Dạy con biết tôn trọng người khác là một việc hết sức khó khăn đối với bố mẹ. Bạn có thể từng nghe rằng dạy trẻ bằng cách khiến chúng sợ người lớn thì mới là tôn trọng, nhưng có lẽ bạn cũng biết được ảnh hưởng của bạo lực và áp đặt lên tinh thần của trẻ con. Hãy thay đổi cách dạy con của mình nếu bạn muốn đem đến cho con những gì tốt nhất, để trẻ có thể trở thành một người biết tôn trọng thực sự, chứ không phải vì sợ người khác.
3.Được tôn trọng là nhu cầu tâm lý cơ bản của con người
Theo nhà giáo dục Charles Whitfield, con người có 20 nhu cầu tâm lý thiết yếu được chấp nhận; được chấp nhận con người, cảm xúc, được tôn trọng, yêu thương là một trong số đó.
Việc không được đáp ứng bất kỳ nhu cầu tâm lý nào thời ấu thơ cũng có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý nhất định, tạo ra những đứa trẻ bên trong, mang trên mình không chỉ vết sẹo mà còn là những cảm xúc đen tối, trực chờ bộc phát. Những đứa trẻ này luôn lẩn khuất đâu đó bên trong hình hài một người lớn, chi phối rất nhiều cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta không hề hay biết.
Một người lớn lên trong một môi trường mà từ nhỏ không được chấp nhận, luôn thiếu đi sự tôn trọng, có thể sẽ dành cả phần đời còn lại chỉ đề đi tìm sự công nhận từ người khác. Khát khao được công nhận ấy có thể khiến chúng ta luôn có cảm giác không xứng đáng, tội lỗi, xấu hổ, hay thậm chí có thể rơi vào tình trạng chỉ trích người khác trong một nỗ lực vô ích để nâng cao địa vị của bản thân.
4. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân.
Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt. Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.
5. Tôn trọng trẻ giúp trẻ học cách tôn trọng chính mình
Một đứa trẻ được tôn trọng khi những suy nghĩ, cảm xúc của con được lắng nghe, khi những ước mơ, sở thích của con được chắp cánh, khi sự khác biệt về quan điểm, lý tưởng của con được chấp nhận, khi con có quyền tự do lựa chọn và tự chủ trong những quyết định của mình. Tất cả những điều này sẽ giúp hình thành trong con sự tự tin vào bản thân, tinh thần chịu trách nhiệm với chính mình, tạo điều kiện để con sống hạnh phúc và lạc quan. Còn điều gì sẽ xảy ra khi con không biết tôn trọng chính mình? Hãy tự hỏi lại chính chúng ta, đã bao giờ chúng ta từng rơi vào mâu thuẫn, xung đột mà lý do sau cùng đến từ việc bản thân chưa bao giờ có ranh giới nhất định để bảo vệ chính mình? Và liệu chúng ta có thể chờ đợi sự tôn trọng từ người khác khi bản thân chưa bao giờ học cách tôn trọng chính mình?
6. Tôn trọng trẻ sẽ giúp trẻ tôn trọng người khác
Chúng ta luôn hiểu được rằng môi trường là yếu tố tác động rất lớn lên hành vi, thói quen, tính cách của trẻ, và trong giai đoạn ấu thơ thì gia đình nhỏ chính là trường học đầu tiên của con. Tư duy của con sẽ được hình thành và phát triển thông qua chính cách mà cha mẹ đối xử với con.
Để con tôn trọng cha mẹ và những người khác thì con cũng cần được nhìn thấy cách cha mẹ tôn trọng mình. Cách cha mẹ trò chuyện cùng con, lắng nghe những điều con nói, tôn trọng ý kiến của con trước đông người, giữ lời hứa với con… chính là những hình mẫu đầu tiên để con biết thể hiện sự tôn trọng với người khác như thế nào.
Tôn trọng con chính là yêu thương con bằng trí tuệ đến từ tâm của chính cha mẹ. Đối với mình, học cách tôn trọng con giống như “ánh sáng le lói cuối đường hầm” khi mình đang bơi giữa một biển kiến thức nhằm tìm ra phương pháp nuôi dạy con phù hợp. Còn bạn, đối với bạn đâu là yếu tố tiên quyết trong việc nuôi dạy con?
Suy cho cùng: Điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm cho con đó là tạo cho chúng có được sự tôn trọng của cha mẹ, một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả.