Cùng tìm hiểu về Luật thi đấu Cờ vua

Luật thi đấu cờ vua là những quy định chuẩn riêng trong thi đấu cờ vua, và được tuân thủ bởi các kỳ thủ cờ vua trong quá trình tham gia thi đấu. Tuy nhiên, trong thực tế diễn ra trận đấu đôi khi diễn ra nhiều tình huống cần phải có sự can thiệp của Ban trọng tài. Thông thường, Luật cờ vua được liên đoàn Cờ Vua thế giới (FIDE) ban hành và thông qua vào tháng 1/2018, cũng như nhiều quốc gia đã dựa vào đây để công bố luật chuẩn trong quá trình tổ chức giải đấu, kèm theo điều lệ riêng của giải. Bài viết dưới đây cũng cấp những điều cơ bản nhất thường thấy trong thi đấu cờ vua.

Đồng hồ cờ – thiết bị bắt buộc trong tổ chức thi đấu cờ vua

Đồng hồ cờ là thiết bị không thể thiếu trong mỗi trận đấu, nhằm tạo ra sự công bằng và kiểm soát về thời gian của mỗi ván đấu cờ vua và quy định thời gian tối đa của mỗi bên trong quá trình thi đấu cờ vua. Mỗi ván cờ vua sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và cả 2 người chơi phải thực hiện số lượng nước đi nhất định. Khi đến lượt be6nna2o đi, thì bên đi sẽ thực hiện nước đi trên bàn cờ sau đó bấm đồng hồ. Nước đi chỉ được tính là hoàn thành ngay sau khi đối phương bấm đồng hồ. Khi thi đấu có đồng hồ, người chơi sẽ bị xử thua nếu để hết giờ. Bên nào để hết giờ mà người còn lại vẫn đủ quân để chiếu MAT thì sẽ bị xử thua. Trước đây, Đồng hồ thi đấu thường là loại Cơ, tuy nhiên, các loại đồng hồ điện tử chuyên để tính giờ trong thi đấy cờ vua đã được thay thế. Theo quy định thong thường thì các Kỳ thủ sẽ chỉ dùng 1 tay để duy chuyển quân cờ trên bàn cờ, sau đó cũng dùng chính tay này để bấm đồng hồ, chính vì vậy, việc đặt vị trí đồng hồ cũng cần quan tâm trong quá trình tổ chức giải (nếu có những yêu cầu đặc biệt riêng của kỳ thủ)

  • Cờ tiêu chuẩn: Mỗi bên có 90 phút, cộng 30 giây cho mỗi nước đi
  • Cờ nhanh: Mỗi bên có 15 phút, cộng 10 giây cho mỗi nước đi
  • Cờ chớp: Mỗi bên có 3 phút, cộng 2 giây cho mỗi nước đi
Đồng hồ cờ vua

Cách ghi chép nước đi trong cờ vua (Biên bản cờ vua) – chess sheet record

Trong quá trình diễn ra ván đấu mỗi đấu thủ phải tự ghi chép nước đi vào tờ biên bản được chuẩn bị trước khi ván cờ bắt đầu. VĐV phải ghi lại nước đi của mình và của đối thủ cho toàn bộ ván cờ và khi kết thúc ván cờ, cần được xác nhận và có chữ ký của cả 2 kỳ thủ tham gia và trọng tài (Biên bản ván đấu không cần phải ghi lại với cờ chớp)

Cách ghi biên bản ván cờ : Ký hiệu viết tắt của quân cờ (viết chữ in) + ô nó di chuyển đến (viết chữ thường).

Như vậy, với tiếng Việt, tên viết tắt các quân cờ lần lượt sẽ là: V (Vua), H (Hậu), X (Xe), M (Mã), T (Tượng); với tiếng Anh K (Vua), Q (Hậu), R (Xe), B (Tượng) và N (Mã)

Biên bản ván đấu cờ vua – Chess Record Sheet

Ván cờ hòa theo quy định của luật thi đấu cờ vua

Theo quy định mới nhất về Luật thi đấu cờ vua do Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) ban hành vào năm 2021 thì một ván cờ được xem như hòa nếu cả hai bên đều không giành chiến thắng. Theo đó, một số trường hợp được xử hòa có thể kể đến như sau:

Hòa về lực lượng

Một ván cờ sẽ được trọng tài xử hòa khi không có bên nào còn đủ lực lượng để chiếu hết đối phương. Ván cờ hòa dạng này thường xuất hiện khi rơi vào các thế cờ sau:

  • Vua chống Vua
  • Vua và Mã chống Vua
  • Vua và Tượng chống Vua

Một số trường hợp còn đủ lực lượng để chiếu hết Vua đối phương, trên lý thuyết vẫn có thể thắng khi Vua và hai Mã chống Vua, thế nhưng thực tế câc đấu thủ thường hòa ngay vì rất ít khi bên còn mỗi mình Vua đi sai để bị chiếu hết (Vua đi vào góc bàn cờ)

Hòa bất biến ba lần

Trong một ván cờ, nếu một hình cờ được lặp lại ba lần thì ván cờ đó được xử hòa. Người chơi cần ngay lập tức báo trọng tài để xác nhận kết quả hòa cờ này.

Hòa do hết nước đi (PAT)

  • Khi một bên đi, Vua không bị chiếu nhưng hết nước đi hợp lệ thì ván cờ đó được xử hòa theo Luật “hòa PAT”.
  • Thế cờ “hòa PAT” thường xảy ra khi bị thua về chất, nhưng vẫn có thể chiếu liên tục lập lại 3 lần không thay đổi hình cờ.

Hòa theo thỏa thuận

Nếu hai bên có sự thỏa thuận thì ván cờ cũng có thể hòa, theo đó, quy trình như sau:

  • Đến lượt một bên đi thì bên còn lại có quyền đề nghị đối thủ hòa ván cờ.
  • Trước lời đề nghị hòa cờ này, đối thủ có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu đối thủ chấp nhận hòa, ván cờ sẽ được trọng tài xử hòa ngay lập tức. Nhưng nếu đối thủ không chấp nhận và từ chối hòa, ván cờ vẫn sẽ được tiếp diễn. Trong ván cờ thường chỉ được đề nghị hòa 3 lần.

Luật 50 nước:

Trong 50 nước đi cuối của kỳ thủ mà không có sự di chuyển của quân tốt và không có quân nào của 2 bên bị bắt thì ván đấu sẽ được trọng tài xử hòa.

VĐV chạm vào quân cờ là phải di chuyển quân cờ đó, ngoại trừ trường hợp không thể di chuyển được (Sẽ bị xử phạm lỗi kỹ thuật, trong 1 ván đấu, thông thường nếu phạm 2 lỗi kỹ thuật thì sẽ bị xử thua ván cờ, tùy theo điều lệ riêng của giải), khi thực hiện nước chiếu (check), không nhất thiết kỳ thủ phải thông báo cho đối thủ của mình biết. Mỗi bên di chuyển 1 lần và tới bên kia di chuyển.

Bàn cờ vua

Bao gồm 8 hàng và 8 cột, với màu sắc khác nhau, giữa các ô cờ cạnh canh, bao gồm tổng cộng 64 ô vuông. Góc gần bên tay phải sẽ mang màu sáng (thường là màu trắng), với 16 quân cho bên trắng và 16 quân cho bên đen (ở giai đoạn bắt đầu ván đấu, bao gồm 1 vua, 1 hậu, 8 quân tốt, 2 quân mã, 2 quân tượng và 2 quân xe)

Vị trí và cách xếp quân cờ vua trên bàn cờ

Thông tin chi tiết và cập nhật về Luật cờ vua thế giới, Quý Phụ Huynh và các bạn có thể tham khảo thêm tại FIDE Handbook

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

admin

KidsCre8tive cung cấp các khóa học phát triển kỹ năng toàn diện, giúp trẻ phát triển về tư duy và kỹ năng sáng tạo, thông qua các môn học như Cờ vua, Cờ tướng, Rubik, Vẽ, Piano và Robotics.

Để lại một bình luận