CÓ NÊN PHẠT TRẺ BẰNG CÁCH TƯỚC ĐI ĐẶC QUYỀN?
HAY ĐỂ TRẺ CHỊU HẬU QUẢ TỰ NHIÊN?
Bạn có thấy quen không:
– Con không làm hết bài tập thì mẹ không cho xem Ipad
– Con ăn hết bát cơm chiều mẹ sẽ không cho đi chơi nữa
– Con không dọn đồ chơi thì mẹ sẽ không mua truyện Doremon
Phạt trẻ bằng cách lấy đi những thứ trẻ thích
Khi trẻ làm sai sẽ bị phạt là không có được những thứ trẻ thích: cắt Tivi điện thoại, không cho đi chơi, không đươc mua truyện, không cho mua kẹo là những ví dụ điển hình. Bố mẹ muốn dạy cho trẻ một bài học nhớ lâu. Càng những thứ trẻ thích nhiều sẽ là những thứ dễ bị lấy đi nhất.
Phạt trẻ bằng cách bắt trẻ phải nhận những thứ trẻ không thích
Còn một cách phạt trẻ có tác dụng tương tự là khi trẻ làm sai sẽ phải làm nhiều việc trẻ không thích:
– Con gây lộn với bạn trên lớp thì bị phạt 1 tuần cọ nhà vệ sinh
– Con bị điểm kém thì bị phạt lau nhà 5 ngày
Cả hai cách phạt trên đều không có tác dụng tích cực để trẻ sửa đổi hành vi trong tương lai. Trẻ gây ra những việc chưa tốt, phạt trẻ bằng cách lấy đi sự “sung sướng” và bắt trẻ gánh chịu sự “khổ đau”, chúng ta không giúp trẻ nhận ra lỗi sai, thậm chí còn khiến trẻ hướng sự tức giận, bực bội, oán trách vào cha mẹ.
Trong khi chịu hình phạt, trẻ có thể có suy nghĩ không tích cực như sau:
– “Mẹ thật độc ác, bất công. Mình bị nhỡ mất bộ phim hay đó. Mình không thèm nghe lời mẹ nữa”
Bất mãn:
“Chả sợ, hết 1 tuần phạt thì mình lại được xem. Đừng tưởng là mình sẽ học nhé”
Suy nghĩ tiêu cực về bản thân:
“Mình quá tệ. Mình xứng đáng bị phạt”
Những suy nghĩ tiêu cực trẻ hướng vào bố mẹ hay vào bản thân trẻ thì đều không giúp trẻ suy nghĩ đến hành vi tốt. Bởi:
“Tại sao phụ huynh lại có ý nghĩa khôi hài rằng để trẻ tốt hơn thì đầu tiên chúng ta khiến trẻ có những cảm xúc tồi tệ” – Jane Nelsen
Cùng với các hình thức phạt đánh đòn, quát mắng gây tổn thương, cho đứng xó, đếm 1-3 đều không có tác dụng hiệu quả giúp trẻ phát triển, cha mẹ nên cân nhắc thì dùng 2 hình phạt trên nhé!
GIẢI PHÁP THAY THẾ HÌNH PHẠT – CHO TRẺ TRẢI NGHIỆM HẬU QUẢ TỰ NHIÊN
Nếu như hình phạt là hậu quả không mấy dễ chịu bố mẹ mang đến cho trẻ thì “hậu quả tự nhiên” là thứ mà trẻ phải đối mặt cho hành động kém của mình
– Hậu quả tự nhiên khi trẻ không làm bài tập là sự lo lắng bị kiểm tra bài hoặc sự xấu hổ khi bị cô giáo phê bình
– Hậu quả tự nhiên của không ăn là bị đói
– Hậu quả tự nhiên của không dọn đồ chơi là không được chơi đồ chơi trong vòng vài ngày hoặc lâu hơn
Cũng giống như người lớn, trẻ em chỉ thực sự thay đổi khi đối mặt với những hậu quả đau đớn thực tế.
Bạn chỉ chuyển sang chế độ ăn khoa học và tập thể dục khi cơ thể rệu rã, bác sỹ nói: “Nếu không thay đổi cuộc sống, anh/chị sẽ tự giết mình”
Ở trường, chúng ta chỉ học khi sắp đến kỳ thi và nguy cơ trượt đến nơi rồi!
Mục đích tốt của cha mẹ khi dùng hình phạt để đảm bảo chắn chắn là trẻ không phạm sai lầm nhưng lại tước đi của trẻ cơ hội được học hỏi từ thực tế, vấp ngã và những lỗi sai.
Trẻ biết chịu trách nhiệm khi được một vài lần gánh chịu hậu quả:
– Trẻ nhanh nhẹn và chủ động khi một vài lần phạt vì đi học muộn hoặc phải nghỉ học
– Trẻ chủ động ăn uống tốt khi nhiều lần không ăn và bị đói
– Trẻ bị nhiệt miệng, xước măng rô, táo bón thì chăm chỉ uống nước, ăn rau, hoa quả nhiều hơn (bố mẹ nói cho bé hiểu)
– Trẻ đánh răng cẩn thận sau vài lần chữa răng sâu
– Trẻ sẽ cư xử tử tế khi một vài lần gây ồn ào ở công cộng và đã bị mẹ cho ở nhà
– …
Chúng ta chỉ không để trẻ chịu hậu quả tự nhiên trong các trường hợp trẻ làm tổn trương người khác hoặc chính trẻ, vi phạm đạo đức, làm ảnh hưởng đến người khác.
KẾT LUẬN: Thay vì phạt trẻ, bố mẹ nên để trẻ chịu hậu quả tự nhiên để giúp trẻ trưởng thành qua vấp ngã và tôi luyện trẻ có trách nhiệm.
Đôi khi điều này khiến cha mẹ khó xử vì bản tính tự nhiên là chúng ta muốn trẻ ngay lập tức phải tốt hơn.
Bố mẹ cần tĩnh tâm và thấu đáo để đưa ra những phương thức dạy con đúng đắn!
Nguồn: Tâm tĩnh để dạy con
Trung tâm cờ vua KidsCre8tive
“Hoàn thiện nhân cách – Phát triển tư duy”
221 Thích Quảng Đức Phú Nhuận
M: 0886002860
E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org