“Nhân cách” chính là tư cách, phẩm chất của một con người. Nhân cách sẽ được đánh giá qua hệ thống phẩm giác của một con người từ những mối quan hệ xã hội, giữa người với người, người với môi trường…Nhân cách là một quá trình dài, hình thành và phát triển theo tiến trình sống của con người Chúng tôi có thể khẳng định với bạn rằng, nhân cách không phải tự nhiên được sinh ra. Đồng thời, nhân cách không xuất hiện đồng loạt, bắt buộc trên bất cứ đối tượng nào theo độ tuổi, vóc dáng bên ngoài. Đặc biệt là nhân cách giữa mỗi người là không giống nhau. Nhân cách là cả một quá trình dài được hình thành sơ khai, phát triển mạnh mẽ theo tiến trình sống của con người. Có thể nói, một phần nhân cách được hình thành và phát triển dựa trên con đường học vấn, những kinh nghiệm, kiến thức. Con người càng trau dồi được nhiều điều, hiểu và vận dụng tối đa những gì mình học được thì sẽ đạt đến mức độ nhân cách cao hơn. Tuy nhiên cũng không có ít trường hợp con người có học thức uyên thâm, hiểu biết sâu rộng nhưng nhân cách lại rất kém. Có những người từ nhỏ đã không có điều kiện học hỏi nhiều kiến thức, không được dạy bảo từng điều một nhưng qua quá trình sống, nhìn nhận từ người khác mà nhân cách của họ khá cao. Vì vậy muốn giúp trẻ hoàn thiện nhân cách chúng ta nên cần làm đó là:
Đề mục:
1 Nuôi dưỡng thái độ lạc quan, vui vẻ
Một thái độ lạc quan sẽ tạo ra năng lượng tích cực. Bố mẹ hãy dạy con biết tin tưởng và lạc quan dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Trẻ em là những người rất dễ dàng bị tác động bởi những thái cực bên ngoài cuộc sống của chúng. Khi gặp phải khó khăn, một thái độ tích cực hay một tư duy nỗ lực sẽ giúp con bạn tự tin đương đầu với khó khăn. Ngược lại, khi một đứa trẻ luôn bi quan và tiêu cực, dễ dẫn đến những hành động không hay, cảm giác căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trí và sức khỏe của trẻ.
Hãy dạy con cách dũng cảm đối diện và chấp nhận khó khăn, xem đó là một bài học kinh nghiệm để vững vàng hơn chứ không phải là lý do để con gục ngã và bỏ cuộc. Đây là bước đầu tiên để con trưởng thành.
2 Dạy con về tính trung thực
Tính trung thực là một trong những kỹ năng sống cần thiết mà cha mẹ nên dạy cho con. Trong cuộc sống có rất nhiều sự gian dối xảy ra ở nhà, ở trường. Những lúc như thế cha mẹ cần chỉ cho con thấy hậu quả của việc không trung thực. Để dạy con về tính trung thực cha mẹ cần làm gương cho con. Hãy hành động và cư xử đúng mực để con biết rằng trung thực là điều tốt nhấ, cùng với những bài học về tính trung thực.
3. Dạy cho trẻ giá trị của thất bại
Trong cuộc sống có con đường nào trải đầy hoa hồng, có thành công nào chưa từng nếm trải thất bại. Nếu bắt tay vào mà thành công ngay sẽ không mang lại giá trị gì cho trẻ. Giá trị của sự thất bại là một trong những điều cần thiết con cần được trải nghiệm khi còn nhỏ. Có vấp ngã, có nước mắt con mới biết quý trọng giá trị của sự thành công. Đó mới thật sự là nền tảng vững chắc để giúp con thành công và hạnh phúc trong tương lai.
4 Học nói lời cảm ơn, xin lỗi và học cách tha thứ
Để trở thành một đứa trẻ thành công và hạnh phúc. Ngoài việc trau dồi tài năng trẻ cũng cần được nuôi dưỡng về mặt tâm hồn. Cha mẹ hãy dạy con biết nói lời xin lỗi khi con hành động sai, khi con vô tình làm tổn thương ai đó. Nói lời xin lỗi đã khó, nói lời cảm ơn đôi khi càng khó hơn. Vì sao vậy? Bởi có đôi lúc ta vô tình nhận được sự giúp đỡ từ người khác lại cho đó là điều hiễn nhiên. Nếu cha mẹ không dạy con về lòng biết ơn, con sẽ nghĩ mọi thứ mình nhận được là điều nghiễm nhiên.
5. Dạy cho trẻ cách giao tiếp chuẩn mực, lễ phép
Giao tiếp là một trong những kỹ năng đòi hỏi trẻ phải tập luyện, là thói quen mỗi khi trẻ . Giúp trẻ học cách giao tiếp ứng xử lễ phép với người lớn tuổi, kính trên nhường dưới, tôn trọng và quan tâm những người xung quanh, cư xử lịch sự, đúng mực, trẻ sẽ học theo những đức tính đó một cách tự nhiên.
6 Yêu thương vô điều kiện Một người có lòng yêu thương, có trái tim nhân hậu là người giàu có nhất.
Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu được sưởi ấm bằng yêu thương. Bởi nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc cực mà chính là nơi không có tình thương. Hãy dạy cho con biết thương chính mình và biết yêu thương người khác.
7 Dạy trẻ về lợi ích của sự hợp tác.
Học tập và vui chơi chan hòa với bạn bè. Phát triển kỹ năng cộng tác. Nhận thức được những vai trò và trách nhiệm khác nhau trong các hoạt động đội / nhóm. Kiên nhẫn đợi đến lượt của mình, và sẻ chia với người khác những điều thú vị.
8 Tinh thần tôn trọng.
Nhận thức được sự khác nhau về nhu cầu của con người, sinh vật sống và môi trường xung quanh.Thể hiện sự quan tâm ân cần và kính trọng đến mọi người, sinh vật sống và môi trường xung quanh. Tham gia các hoạt động mang lại lợi ích và ảnh hưởng tích cực đến mọi người, sinh vật sống và môi trường xung quanh. Để tâm đến cảm xúc và nhu cầu của người khác. Đây là những gì mà Trẻ cần chú ý, quan tâm và luôn tôn trọng những gì mình đang có, những gì xảy ra xung quanh mình, và tôn trọng người lớn, bạn bè của mình.
Tóm lại: Người Việt có câu: “ Dạy con từ thưở còn thơ”, đó là một lời nhắc nhở, một sự nhận thức hết sức chính đáng và đúng đắn để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trở nên hoàn thiện nhằm chuẩn bị những hành trang cần thiết cho trẻ trước khi trẻ bước vào đời sống, giúp trẻ sau này trở thành một người tốt, có thể tự tin đối diện với cuộc sống vốn có muôn vàn khó khăn, thách thức và cạm bẫy. Việc bồi dưỡng và phát triển nhân cách của trẻ là vô cùng quan trọng, cũng là một quá trình lâu dài và đòi hỏi bố mẹ nào cũng phải kiên nhẫn với con. Vì thế, bố mẹ hãy trang bị cho con những kiến thức cần và kỹ năng cần thiết trong việc giáo dục hình thành và xây dựng nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ mới chính là tấm gương mẫu gần gũi nhất với con trẻ. Bố mẹ cần phải cân nhắc thật kỹ những hành động cũng như cử chỉ giao tiếp hàng ngày.
Nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một việc vô cùng khó khăn và đòi hỏi sự khoa học, kiên nhẫn không ngừng nghỉ của các bậc làm cha, làm mẹ trong nhiều mối quan hệ của đời sống – xã hội.