Dạy trẻ lòng biết ơn là một trong những phẩm chất cần thiết nhất đối với mỗi con người. Để có thể giúp trẻ có trách nhiệm và ý thức hơn trong cuộc sống, nhất là khi bước vào độ tuổi trưởng thành thì cha mẹ cần phải dạy trẻ những bài học đạo đức về lòng biết ơn. Việc dạy trẻ lòng biết ơn không chỉ mang đến cho trẻ cuộc sống hòa đồng, vui vẻ, đạt được thành tích cao trong học tập. Mà còn giúp trẻ hình thành nhân cách tốt khi lớn lên, biết ứng xử văn minh lịch sự và sống có tình có nghĩa. Vì vậy, luôn được thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh yêu mến.
Đề mục:
Lòng biết ơn là gì?
“Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh”, một triết gia cổ đại đã từng phát biểu như vậy. Trong cuộc sống, dù có bất đồng quan điểm, không còn yêu thương hoặc không đủ năng lực nhận những thứ họ mang đến thì cũng nên hiểu rằng họ đã từng mang đến mình niềm vui.
Khi dạy con về lòng biết ơn, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ rằng dù con nhận được món quà gì, dù ít hay nhiều (cả về giá trị vật chất hay tinh thần) cũng nên tỏ lòng biết ơn. Khi nhận sự giúp đỡ của ai, con đừng quên rằng mình đã mang ơn họ. Không quên nói lời cảm ơn và trên hết là luôn ghi khắc trong tâm và nếu có dịp hãy dùng hành động để đáp lại sự giúp đỡ đó.
Làm gương cho trẻ
Bạn nói lời cảm ơn bao nhiêu lần một ngày? Có bao giờ bạn kể trẻ nghe về những gì bạn cảm thấy biết ơn hôm nay? Trẻ luôn quan sát từng hành động cử chỉ của bạn đó. Chúng ta không thể dạy trẻ lòng biết ơn khi ta không có nó. Hãy về nhà và kể trẻ nghe chuyện vui trong ngày, những quyết định đúng đắn thay vì những lời phàn nàn về công việc của bạn.
Dạy trẻ nói lời cảm ơn
Nói lời cảm ơn không chỉ là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp hàng ngày mà còn thể hiện được nhân cách của người nói. Chính vì vậy, con trẻ cần được dạy về việc thể hiện lòng biết ơn qua những lời cảm ơn chân thành trong mọi tình huống.
Chẳng hạn, khi được lấy đồ ăn, mẹ hãy giảng giải cho con hiểu rằng để nấu được một bữa ăn thế này mẹ đã mất rất nhiều thời gian và công sức. Con nên biết ơn và biết nói lời cảm ơn mẹ hoặc bất cứ ai đó đã mang đến món ngon cho con. Hay, khi được bố sửa đồ chơi bị hư, hãy dạy trẻ nói cảm ơn bố…
Có như vậy, trẻ sẽ hiểu rằng, nói lời cảm ơn là điều cần thiết đối với bất kỳ ai. Trẻ biết nói cảm ơn những việc nhỏ thì khi được giúp những việc lớn, trẻ sẽ hình thành lòng biết ơn.
Không nên thỏa mãn hết đòi hỏi của trẻ
Thực tế cho thấy, những đứa trẻ “muốn gì được nấy” sẽ không biết quý trọng những gì chúng đang có. Lý do, bởi mong muốn của chúng được thỏa mãn một cách dễ dàng vô tình đã khiến trẻ mất đi lòng biết ơn với những người đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Do đó, ngoài những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống cần thiết, cha mẹ không nên dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Thay vào đó, hãy tạo cơ hội cho trẻ hiểu rằng mọi thứ trên đời không phải tự nhiên mà có nên trẻ cần phải nỗ lực cố gắng mới có được thứ mình muốn.
Cho trẻ trải nghiệm
Có quá nhiều thứ có thể cản trở sự phát triển lòng biết ơn của trẻ. Nếu có hàng trăm đồ chơi, trẻ sẽ dần không có ấn tượng với bất kỳ món nào và không còn nhớ được tặng món đồ đó trong hoàn cảnh nào.
Hãy thử thay thế một số quà tặng vật chất bằng những trải nghiệm thực tế, như đi chơi sở thú hoặc một món quà đặc biệt trong ngày “hẹn hò” với mẹ ở nhà sách thiếu nhi. Trải nghiệm giúp kết nối mọi người với nhau và giúp con nhớ lâu hơn.
Dạy trẻ lòng biết ơn đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp đúng đắn cùng sự tinh tế, kiên nhẫn và nỗ lực khi giao tiếp với trẻ. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp cha mẹ có thể dạy dỗ trẻ trở thành người có nhân cách tốt, ứng xử văn minh và được mọi người yêu mến. Chúc cha mẹ chăm sóc và nuôi dạy trẻ ngày càng phát triển toàn diện. Đừng quên đồng hành với KidsCre8tive để biết thêm nhiều kiến thức thú vị khác nữa nhé !
Trung tâm phát triển kỹ năng Trẻ KidsCre8tive Hoàn thiện nhân cách – Phát triển tư duy
221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận
M: 0886 00 2680 – 0886002860
Web: https://kidscre8tive.edu.vn/
E: kidscre8tive@gmail.com
#Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
#KidsCre8tive