You are currently viewing 7 sai lầm thường mắc phải khi dạy con

7 sai lầm thường mắc phải khi dạy con

  • Post author:
  • Post published:18/10/2021
  • Post last modified:30/12/2021
  • Post category:Con trẻ
  • Post comments:1 Comment
  • Reading time:14 mins read

Các bậc phụ huynh đều muốn mang lại điều tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dạy trẻ, thì chúng ta có thể đã vô tình mắc phải một số sai lầm và những sai lầm đó có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của con trẻ. Để biết mình có vô tình mắc phải một trong số những sai lầm đó hay không và khắc phục chúng kịp thời, hãy cùng KidsCre8tive tìm hiểu nhé!

So sánh con với “Con nhà người ta”

Sai lầm khi đem con ra so sánh

Trong thực tế, nhiều ba mẹ hay so sánh con mình với con người khác, thường là: “Sao con lại hư thế, bạn A bằng tuổi con mà lại ngoan như vậy”, “Sao điểm con thấp thế, bạn B được tới 10 điểm”,…

Hãy đặt cảm giác của mình suy nghĩ cho con, có lẽ khi bị so sánh vói người khác chính chúng ta cũng không thấy vui. Và khi bạn so sánh, sẽ dẫn đến việc tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Không một đứa trẻ nào muốn mình bị đem ra so sánh với đứa trẻ khác, nhất là lại kém hơn.

Mỗi bé có những khả năng, điểm mạnh, điểm yếu riêng. Hãy nhìn nhận những điểm tốt và giúp con phát triển chúng thay vì so sánh.

Không lắng nghe con và kỳ vọng quá cao ở con

Ba mẹ luôn muốn con bản lĩnh, tự tin nhưng lại không hề lắng nghe chính kiến của con, không tôn trọng chia sẻ của con, luôn nghĩ rằng con còn bé, chẳng biết gì cả, ý kiến của con không đúng, con chỉ nên nghe theo lời ba mẹ.

Điều này khiến cho con ngay từ khi còn nhỏ đã bị áp đặt, không biết đưa ra ý kiến, không biết phản biện vấn đề, trở thành đứa trẻ không có lập trường, không có chính kiến. Thậm chí, nếu đứa trẻ có cảm xúc mạnh, bí bách quá có thể có những cảm xúc, hành vi và thái độ tiêu cực.

Đặt kỳ vọng quá cao là sai lầm khi dạy con

Những kỳ vọng sẽ thúc đẩy trẻ có động lực và thể hiện tốt hơn, nhưng nếu mục tiêu không thực tế, quá cao so với năng lực của con, trẻ có thể mắc các chứng rối loạn như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng.

Quá thoải mái hoặc cấm đoán quá mức

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu nuôi dạy con cái theo hướng thoải mái thì các bé dễ có nguy cơ học hành giảm sút hoặc có biểu hiện không tốt với môi trường xung quanh. Bé từ 4 tuổi trở lên khi cha mẹ nuôi dạy thoải mái thường có xu hướng sống nội tâm. Hơn nữa nuôi con theo cách này còn có nguy cơ dẫn tới hành vi xấu và con cái cũng ít thấy gần gũi với phụ huynh hơn.

Ba mẹ tưởng kiểm soát, cấm đoán là bảo vệ nhưng chính những lúc đó ba mẹ lại càng không bảo vệ được con mình. Không những thế, vô tình luyện cho con thói quen nếu ở mức độ tích cực thì đó là sự khôn ngoan, nhưng tiêu cực thì là sự giả dối. Ngoài ra, khi bị cấm đoán quá mức trẻ có thể sẽ không tự tin, không dám nói lên suy nghĩ của mình, mất dần khả năng sáng tạo,… Chính vì thế, với những sự kiểm soát quá mức thì những tổn hại lên đứa con sẽ không thể nào lường hết được

Vì vậy, để dạy con đúng cách ba mẹ hãy kết hợp hai phương pháp, biết khi nào là thoải mái, khi nào cần cấm đoán. Nhưng bạn cần phải giải thích cho trẻ nghe về việc mình làm để con hiểu những gì mình đang làm.

Quá bao bọc con

Sai lầm khi bao bọc con quá mức

Nhiều phụ huynh đang vì yêu thương con mà không phát hiện ra là mình đang bao bọc con. Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ cần có tình yêu thương của ba mẹ sẽ giáo dục được con cái. Quan niệm này hoàn toàn sai. Khi trẻ biết mình lúc nào cũng được yêu chiều, chúng sẽ trở nên ích kỷ, thậm chí sẽ sử dụng “vũ khí” này để đạt mục đích.

Khi 4-5-6 tuổi, con đã có thể tham gia vào một phần công việc nhà thì nhiều ba mẹ vẫn phục vụ con từ A đến Z, thậm chí có rất nhiều con học lớp 3-4 vẫn được xúc cho ăn.

Sai lầm ở đây là bố mẹ chỉ biết phục vụ mà không hề dạy con phải thực hành thế nào.

Những đứa trẻ đó sẽ không tự lập được vì không được dạy về trách nhiệm của bản thân. Từ bé, bố mẹ chưa dạy con các kỹ năng để con tự lập thì chắc chắn khi lớn lên các con không thể tự lập được.

Dọa dẫm con

“Con có nín khóc không, mẹ sẽ đưa con đi bác sĩ/gặp chú cảnh sát” – câu nói dọa dẫm này có thể khá hiệu quả, nhưng các nhà tâm lý học khuyên phụ huynh không nên dùng cách này.

Thực tế, khi sợ hãi, trẻ không thể suy nghĩ chi tiết về hành vi của mình. Thay vào đó, trẻ sẽ rất lo lắng mỗi nhìn thấy cảnh sát, bác sĩ hay những người mà ba mẹ thường lôi ra để dọa nạt. Ngoài ra, do não bộ đã quen xử lý nhanh thông tin gây sợ hãi, trẻ sẽ càng dễ cảm thấy sợ hãi hơn.

Ba mẹ dạy con không nhất quán

Ba mẹ thường dạy con không được sử dụng điện thoại hay chơi game quá nhiều nhưng khi bận, hoặc trẻ quấy khóc thì chúng ta lại dùng những thứ đó dỗ dành trẻ. Hoặc khi mẹ đang cau mày thể hiện sự không vừa ý với hành vi của trẻ, thì ba lại nhìn trẻ mỉm cười,..

Đây là những ví dụ về môi trường không ổn định, khiến trẻ bối rối không biết mình có đang làm đúng những gì ba mẹ mong đợi hay không. Sự không ổn định này có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển lòng tự trọng, gây tổn thương và trầm cảm. Do đó, bạn nên chú ý đặt ra những quy tắc và giới hạn thích hợp, nghiêm túc tuân thủ để trẻ hiểu về những gì sắp xảy ra và làm thế nào để ứng phó với nó.

Trừng phạt, trách móc con trước mặt người khác

Trách móc con trước mặt người khác là điều không nên. Điều này làm con xấu hổ với mọi người, có thể khiến trẻ tự ti và bị tổn thương. Tốt hơn hết hãy dùng những từ ngữ nhẹ nhàng để khuyên bảo bé. Nếu cần thiết phải trách mắng, hãy nói chuyện riêng với con.

Dạy con như chơi một ván cờ

Dạy con như chơi một ván cờ

Dạy con cũng như chơi một trận cờ vua, nếu đi đúng bạn có thể sẽ thắng và giữ được quân Vua của mình. Ngược lại, bạn sẽ mất con Vua và thua cuộc khi có những nước đi sai lầm. Việc lên kế hoạch để dạy Con, xác định mục tiêu trong từng giai đoạn, và giúp Con tự quyết định và chịu trách nhiệm với công việc của mình, đòi hỏi sự kiên trì để hiểu và đồng hành cùng Con trên chặng đường dài học tập, để có thể hiểu Con, và giúp Con hình thành những tính cách tốt hơn, và thành công hơn trong cuộc sống.

Trung tâm Phát triển Kỹ năng Trẻ KidsCre8tive

Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
Hoàn thiện Nhân Cách – Phát triển Tư Duy

221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP. HCM
M: 0886002680 – 0886002860
E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org
F: Trung Tâm Phát Triển Kỹ Năng Trẻ KidsCre8tive

W: https://kidscre8tive.edu.vn

#KidsCre8tive

#Kids_Sáng_Tạo

#Play_Chess

#Học_Cờ_Vua_Online

#Dạy_Cờ_Vua_Online

0,0 (0)

No votes so far! Be the first to rate this post.

This Post Has One Comment

Để lại một bình luận