Hiện tượng tâm lý không muốn học ở trẻ luôn là một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phải phiền lòng, và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một kết quả không tốt trong việc học tập của trẻ. Thích học và ham học chính là nguồn động lực để có kết quả cao trong học tập, đặc biệt là đối với những bé ở bậc tiểu học. Chỉ sau khi muốn học, trẻ mới có thể học một cách chủ động và hiệu quả.
Đề mục:
Chia nhỏ thời gian học
Mỗi bài học không nên kéo dài 30p Với trẻ tiểu học, đặc biệt là trẻ lớp Một mỗi lần học không nên kéo dài quá 30 phút vì trẻ sẽ không thể tập trung được. Nếu những bài tập viết dài bố mẹ hãy chia nhỏ đơn vị thời gian, làm 15p rồi nghỉ 5p rồi lại làm tiếp. Với những trẻ không thể tập trung lâu, hiếu động thì điều này rất cần thiết.
Ghi nhận những có gắng dù là nhỏ nhất của con
Thấy con hôm nay tự ngồi vào bàn học hãy khen ngợi ngay việc đó “Hôm nay con tự ngồi học mà không cần bố mẹ nhắc, quá tiến bộ ấy”, hoặc “Con viết đẹp hơn hôm qua rồi đấy”. Trẻ rất cần bố mẹ ghi nhận ngay những điều trẻ tiến bộ. Hãy nói với con về kết quả tích cực như: Nếu con cầm bút sai cách hay nhắc nhở con “Nếu con cầm bút đúng con sẽ viết đẹp và nhanh hơn đấy”. Nếu con ngồi sai tư thế hãy nói “Nếu con sửa được tư thế ngồi là con sẽ đạt điểm 10 về tác phong học đấy. Con chỉ cần ngồi thẳng lưng lên một chút là đẹp.”
Nếu con làm sai hãy nhìn vào điểm tích cực để ghi nhận “Bài này hơi khó một chút mà con đã làm được rồi cơ à. Sai một chút không sao”, quan trọng là ghi nhận quá trình con đã rất cố gắng hết sức chứ không đánh giá kết quả. Nếu trẻ làm sai lại bị bố mẹ mắng “Lại sai à”, “Có thế mà cũng sai à” khiến trẻ sẽ rơi vào tâm lý mình không được phép sai, từ đó sợ bị sai, dần dần trẻ sẽ không dám thử nhưng cái mới, không chịu động não suy nghĩ những bài khó.
Tạo ra không khí vui vẻ khi học
Đừng bắt con phải nghiêm túc ngồi vào bàn Có giai đoạn tôi đã mắc sai lầm là cứ bắt con ngồi học là phải nghiêm túc, tập trung để học. Nhưng sau một vài lần tôi thấy khi vừa học Bon vừa được ăn kẹo hoặc nhâm nhi cùng mẹ cái gì đó con hào hứng và thấy thoải mái với chuyện học hơn hẳn. Vì thế tôi không bắt ép con phải nghiêm túc nữa, mà tạo không khí thoải mái với con. Con có thể vừa ăn vừa học, hai mẹ con cùng ăn bánh hoặc hoa quả để con thấy việc học cùng mẹ là vui vẻ. Dần dần khi con thấy vui vẻ, con sẽ kéo dài được sự tập trung của mình. Việc trẻ được ngồi học ở phòng khách, gần chỗ mẹ làm việc hay nấu nướng cũng là một cách để giúp trẻ cảm nhận được không khí vui vẻ và sự an toàn vì có mẹ ở gần. Có thể bạn muốn xem: 7 cách giúp rèn sự tập trung cho trẻ
Lập bảng kế hoạch mục tiêu
Lập mục tiêu và bảng theo dõi mục tiêu đó Khi xây dựng mục tiêu chỉ nên chọn 1 mục tiêu để theo đuổi mỗi ngày. Hãy dán mục tiêu đó ở chỗ trẻ ngồi học để cùng nhau theo dõi tiến độ cố gắng. Từ giai đoạn giữa năm học lớp Một nên cùng con thực hiện mục tiêu mỗi ngày đọc 1 cuốn truyện tiếng Việt và tiếng Anh. Trên bảng mục tiêu đó ghi nhận bằng cách chấm một hình sticker mặt cười, vẽ hình hoa thị để con hào hứng hơn.
Dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian
Dạy con kỹ năng quản lí thời gian Sử dụng đồng hồ bấm giờ kết hợp với việc để trẻ tự lên kế hoạch cho bản thân…sẽ là kỹ năng quan trọng giúp trẻ biết sắp xếp và quản lí thời gian của mình để việc học hiệu quả hơn. Ví dụ như đặt chuông để nhắc trẻ giờ phải học bài. Khi ấy bố mẹ sẽ không cần phải giục trẻ “học bài đi” nữa, mà chỉ cần hỏi “Chuông kêu là mình phải làm gì nhỉ. Mấy giờ mình phải học bài con nhỉ?” trẻ sẽ tự giác hơn. Bố mẹ có thể tham khảo thêm ở bài “Những cách giúp trẻ biết quản lí thời gian”.
Hãy luôn kiên nhẫn với trẻ
Hãy kiên nhẫn khi trẻ chưa chịu làm, luôn có niềm tin với con Nếu con đọc bài dài quá con chán bỏ giữa chừng bố mẹ hãy kiên nhẫn. Nếu con chưa chịu làm hãy kiên nhẫn. Giai đoạn Bon mới bước vào lớp Một là một quá trình giúp tôi học được chữ “nhẫn” vì nhiều hôm con không muốn làm bài, không hợp tác dù mẹ đã nói chuyện nhẹ nhàng. Có những hôm con không làm bài tôi sẽ chấp nhận và nói rằng việc học là việc của con nên nếu con không làm bài thì hãy chịu trách nhiệm với cô giáo ngày mai nhé. Việc thúc giục hay quát mắng trẻ lúc này đều không hiệu quả, mà hãy coi đó là cơ hội để cho con học về bài học chịu trách nhiệm. Qua 1-2 lần con bị cô giáo nhắc nhở nên tự giác với việc học của mình hơn hẳn. Một điều tôi học được từ tư duy tích cực đó là bố mẹ phải luôn có niềm tin rằng rồi con sẽ làm được, con sẽ tiến bộ và buông bỏ bớt đi những lo lắng và bất an. Chỉ cần bố mẹ tập trung vào những điều mình muốn ở con, gieo vào tiềm thức của con những suy nghĩ tích cực ấy thì nhất định con sẽ có đủ tự tin để làm theo nó.
♚⭐ Trung tâm Phát triển Kỹ năng Trẻ KidsCre8tive
Trung tâm Cờ Vua KidsCre8tive
Hoàn thiện Nhân Cách – Phát triển Tư Duy
221 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận
M: 0886002680 – 0886002860
E: kidscre8tive@gmail.com ; info@kidscre8tive.org
F: Trung Tâm Phát Triển Kỹ Năng Trẻ KidsCre8tive
W: https://kidscre8tive.edu.vn
#KidsCre8tive
#Kids_Sáng_Tạo
#Play_Chess
#Học_Cờ_Vua_Online